Đội dự thi ATVSV giỏi của PC Bình Dương.
Vì vậy, nội dung chương trình huấn luyện đều được thay đổi hàng năm để phù hợp với yêu cầu thực tế.
Từ năm 2009, nhận thấy việc phổ biến quy trình, quy định đến người lao động dễ tạo cảm giác nhàm chán, không đi sâu được vào mỗi cá nhân, PC Bình Dương đã xây dựng giáo trình huấn luyện bằng việc rút kinh kinh nghiệm từ các vụ tai nạn lao động đã xảy ra trong những năm trước; phân tích nguyên nhân, đồng thời lồng ghép các điều, khoản mà người lao động vi phạm dẫn đến tai nạn; mô phỏng, giải trình diễn biến bằng hình ảnh, hậu quả, nguyên nhân; phổ biến các văn bản liên quan giúp người lao động dễ hiểu, liên tưởng và gợi nhớ đến các điều khoản trong các quy trình, quy định đang áp dụng.
Đến năm 2016, kết hợp với một số tài liệu được cung cấp từ EVN SPC, giáo trình được nâng cấp thành “Phân tích rủi ro - biện pháp phòng ngừa TNLĐ và rút kinh nghiệm từ các vụ TNLĐ”, gồm có: Một số loại hình công việc điển hình (trèo trụ, làm việc trên đường dây, MBA, tụ bù, thanh cái…) và phân tích rủi ro khi làm việc. Trong quá trình phân tích rủi ro, tài liệu còn lồng ghép các vụ TNLĐ đã xảy ra để người lao động có thể đánh giá mức độ rủi ro, các nguy hiểm tiềm ẩn, và đồng thời nắm bắt quy trình, quy định. Một số câu hỏi trắc nghiệm, vấn đáp liên quan.
Năm 2017, PC Bình Dương đổi mới hình thức huấn luyện ATVSLĐ, nhằm tạo cảm giác thoải mái, tự nguyện tham gia buổi huấn luyện tại Điện lực Dĩ An và Bắc Tân Uyên. Giảng viên đã thử nghiệm bằng cách yêu cầu đơn vị không điểm danh, không ghi nhận thiếu sót của người lao động khi đang tham gia khóa học. Kết quả là sau khi trình bày bộ tài liệu huấn luyện ATVSLĐ 2017, tổng số người tham gia đến khi kết thúc buổi tập huấn còn hơn 80% số lượng học viên tham dự ban đầu. Điều này cho thấy mức độ dễ hiểu, sức lôi cuốn của tài liệu cũng như đáp ứng được yêu cầu của người lao động.
Ngoài những nội dung trong bộ giáo trình 2016, bộ tài liệu huấn luyện năm 2017 đã phân tích cho người lao động thấy nguyên nhân, hậu quả của hành vi vi phạm quy trình, quy định; các hình thức xử lý vi phạm theo quy định thưởng và kỷ luật về việc thực hiện công tác kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động và phòng chống cháy nổ. Mục đích không phải để răn đe mà để giúp người lao động thấy được mức độ nghiêm trọng khi vi phạm quy định và ảnh hưởng hành vi sai phạm của họ đến gia đình và mọi người xung quanh.
Tâm huyết trong công tác quản lý an toàn lao động, ông Nguyễn Thế Nam, Trưởng phòng An toàn PC Bình Dương cho biết: “Muốn người lao động trực tiếp không vi phạm quy trình, quy định về ATLĐ thì phải thay đổi tư duy và cách nhìn nhận công việc của họ”.