Tin trong nước

Vùng sâu Ninh Loan thay áo

Thứ ba, 29/8/2017 | 15:42 GMT+7
Trước đây, Ninh Loan (Lâm Đồng) chuyên canh tác cà phê, lúa nước nhưng từ khi có nguồn điện ổn định, an toàn Ninh Loan đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng công nghệ cao nhờ nguồn điện ổn định. Ảnh minh họa.
 
Ông Hoàng Ngọc Nam, một người dân đã gắn bó với mãnh đất Ninh Loan này trên 20 năm chia sẻ “Bà con ở vùng đất này dường như yên phận với cây rau màu, cây cà phê. Bởi Ninh Loan ở khá xa so với trung tâm bên cạnh đó, điện – đường cũng chưa được đầu tư đúng mức nên thái độ e dè của người dân là điều không tránh khỏi”.
 
Năm 2010, khi dự án Điện Tây Nguyên hoàn thành trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, người dân Ninh Loan được tiếp cận những thông tin khoa học công nghệ đã mạnh dạn cùng với chính quyền “cho ra đời” một tổ hợp tác trồng rau, hoa công nghệ cao với những sào nhà kính đầu tiên được hiện lên với sự hỗ trợ 50% của ngành nông nghiệp Đức Trọng, vốn vay của Ngân hàng Chính sách và vốn vay từ Hội Nông dân tỉnh. Lần lượt trong 4 năm, 8 hộ trong tổ rau hoa có được 1,4 ha nhà kính đầu tiên và bắt đầu xuống giống học làm rau sạch. 
 
Ông Trương Thanh Tùng, thôn Hải Ninh với 3 sào nhà lồng trồng dưa leo baby và cà chua beff chia sẻ “Thật khó tưởng tượng Ninh Loan đã và đang thay đổi. Không có nguồn Điện ổn định thì thật khó để thay đổi nếp nghĩ, nếp làm của người dân vùng này khi cà phê, ruộng lúa đã thẩm thấu vào từng thớ thịt của người dân nơi đây”.
 
Khi có được nền tảng vững chắc từ điện, những hộ dân nơi đây đã liên kết với nhau thành HTX và hợp đồng liên kết với Công ty TNHH Nguyệt Khang, chủ yếu là cây dưa leo baby và cà chua beff. Khi thu hoạch Công ty vào tận vườn lấy hàng, nông dân không phải đưa đi xa”. Toàn bộ diện tích của HTX  đang trồng rau theo hợp đồng, ăn giá “chết” với đối tác.
 
Trồng rau công nghệ cao theo hợp đồng đã mang lại hiệu quả kinh tế rất tốt cho những người nông dân vùng Ninh Loan. Gia đình anh Trần Hữu Đức, thôn Ninh Thái cho biết, nhà anh chuyên trồng dưa leo baby cho biết “Với diện tích 1,1 sào xuống giống 3.500 gốc, anh thu xấp xỉ 7 tấn/vụ với giá chết 14 ngàn đồng/kg. Trừ chi phí cây giống, thuốc, công chăm các loại, anh lời từ 50 - 60 triệu đồng/vụ. Mà một vụ dưa leo baby, từ khi ươm hạt tới khi thu hoạch xong chỉ có 75 ngày. Anh Đức khẳng định: “Ở Ninh Loan tôi chưa thấy trồng cây gì có lợi hơn trồng rau công nghệ cao. Trồng một sào rau thu nhập gấp rưỡi trồng 1 ha cà phê. An toàn nhất là mình trồng theo hợp đồng, giá chết, có thể tính toán sẵn thu nhập nên rất ổn định. Để có được những sản phẩm đạt chất lượng cung cấp cho doanh nghiệp không thể không nói đến chất lượng nguồn điện đã giúp cho người nông dân ở đây tăng thu nhập, ổn định về kinh tế. Dường như nguồn điện ổn định xưa giờ nên mọi người chẳng bao giờ nhắc đến “Điện” trong những “sản phẩm” của mình.
 
Có Điện, Ninh Loan như được thổi một luồng khí mới với những chiếc áo màu xanh làm mát mắt những người đặt chân đến đây lần đầu. 

Tháng 5/2008, Dự án điện khí hóa Tây Nguyên nguồn vốn do Trung ương cấp theo chương trình cấp điện 5 tỉnh Tây Nguyên đã được chính thức khởi công xây dựng. Ngày 22/1/2010, Dự án hoàn thành với tổng mức đầu tư hơn 210 tỷ đồng, đảm bảo cung cấp điện ổn định và có chất lượng cho hơn 19 ngàn hộ đồng bào dân tộc ở 475 thôn, buôn trên địa bàn 116 xã thuộc thuộc 12 huyện, thị, thành của tỉnh Lâm Đồng, Công ty Điện lực Lâm Đồng là đơn vị đầu tiên của 05 tỉnh Tây Nguyên thực hiện xong dự án điện Tây Nguyên.
 
Thiên Phương/Icon.com.vn