Thanh khoản trên cả hai sàn đạt hơn 1.500 tỷ đồng, khối lượng chứng khoán chuyển nhượng tương ứng trên 153 triệu đơn vị.
Kết thúc ngày giao dịch, VN-Index tăng nhẹ 1,09 điểm tuy nhiên HNX-Index lại quay đầu giảm 0,61 điểm.
Trên sàn HoSE, đầu giờ hoạt động mua bán diễn ra khá thuận lợi, nhà đầu tư chủ động chào mua khối lượng lớn. Chỉ số VN-Index tăng 0,54 điểm và lên 399,13 điểm. Khối lượng giao dịch tại đợt 1 lên trên 3,9 triệu đơn vị, giá trị ương ứng gần 40,2 tỷ đồng.
Sang đợt giao dịch liên tục, cung cầu giằng co mạnh mẽ quanh mức điểm mở cửa VN-Index. Song về cuối phiên, một đợt cầu lớn xuất hiện và thẩm thấu nhanh chóng khối lượng cung giá rẻ của thị trường, nhờ đó VN-Index đã giữ được đà tăng đến hết phiên.
Tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, các mã BVH, MSN được tranh mua ở mức giá tăng kịch trần, tương ứng 33.900 đồng/cổ phiếu và 103.000 đồng/cổ phiếu.
Nhóm cổ phiếu bất động sản sau khi tăng giá ồ ạt vào phiên hôm qua, nhờ vào các thông tin cam kết hạ lãi suất và giải pháp cho vấn đề nợ bất động sản từ phía các cơ quan quản lý chức nhà nước, thì tới phiên sáng nay, nhóm cổ phiếu này đã bắt đầu chia tách. Trong khi các mã cổ phiếu DTT, IJC, PDR, TDH… tiếp tục tăng giá kịch biên độ cho phép, thì các mã KAC, HAG, HDC, KDH… lại bị bán mạnh và chấp nhận giao dịch về dưới giá tham chiếu.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 1,09 điểm (+0,27%) và lên 399,68 điểm. Thanh khoản đạt 82,9 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 1.133,6 tỷ đồng.
Chỉ số VN30 đóng cửa cũng tăng 1,2 điểm (+0,26%) và lên 468,32 điểm. Thanh khoản đạt 29,5 triệu đơn vị, giá trị tương ứng gần 412,5 tỷ đồng.
Bên phía sàn Hà Nội, HNX-Index giảm nhẹ 0,61 điểm (-1,11%) và xuống 54,32 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 70,8 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 422,8 tỷ đồng.
Chỉ số HNX 30 đóng cửa giảm 2,19 điểm (-2,12%), lên 101,19 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 54,7 triệu đơn vị, giá trị tương ứng là 341,6 tỷ đồng.
Chỉ số UpCoM-Index đóng cửa tăng 0,11 điểm (+0,27%) và lên 41,44 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 219,5 đơn vị, tương ứng giá trị gần 3,4 tỷ đồng./