Ảnh minh họa.
Thứ nhất: Phải khảo sát nhà ở, công ty, xí nghiệp… xem chất lượng điện năng, đường dây truyền tải, trạm biến áp có hợp lý hay không.
Thứ hai: Phải lựa chọn vật tư phù hợp và có uy tín trên thị trường. Hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc có thể làm cho hệ thống chạy không ổn định mà còn gây nguy hiểm khi vận hành.
Thứ ba: Nên lựa chọn nhà thầu có kinh nghiệm về điện năng lượng mặt trời để lắp đặt.
Thứ tư: Nếu tự lắp đặt thì bạn phải có kinh nghiệm cũng như hiểu biết chuyên môn sâu về điện năng lượng mặt trời cũng như lưới điện nhà nước.
Thứ năm: Khi lắp hệ thống điện NLMT phải lựa chọn phương hướng của tấm pin sao cho hiệu suất làm việc cũng như hiệu năng của tấm pin là cao nhất trong ngày.
Thứ sáu: Vị trí lắp đặt bộ INVERTER rất quan trọng, chúng ta nên tuân theo chỉ dẫn, hướng dẫn của hãng cũng như của bên phân phối, nên lắp đặt inverter ở nơi khô ráo, thoáng mát; tránh tiếp xúc với các vật dụng dễ cháy nổ, phòng kín.
Thứ bảy: Tủ điện phải được bảo vệ bằng các aptomat chuyên dụng như: Tấm pin thì phải được bảo vệ bằng aptomat DC chuyên dụng cho hệ mặt trời. Điện lưới thì phải được bảo vệ bằng aptomat chống giật. Các nguồn điện phải có hệ thống chống sét lan truyền trên đường dây.
Thứ tám: Các đầu nối phải được bọc băng dán kín, bấm đầu cos trước khi vận hành.
Thứ 9: Đối với hệ thống điện mặt trời phải có hệ thống tiếp địa an toàn. Hệ thống tiếp địa làm việc phải tách riêng với hệ thống tiếp địa chống sét của gia đình, nhà xưởng… không đấu nối trực tiếp hệ thống tiếp địa với hệ thống chống sét với nhau, tránh tình trạng dòng sét cao sẽ làm cho tấm pin và inverter hỏng.
Thứ 10: Khi lắm đặt xong hệ thống thì nên có phương án bảo trì vệ sinh thường xuyên để cho hệ thống được vận hành tốt nhất và hiệu năng cao nhất.
Tổng hợp