1. Những sai lầm khi sử dụng bếp khiến tiền điện tăng vọt
Đặt bếp sát mép tường
Trong quá trình hoạt động, bếp điện sản sinh một nhiệt lượng rất lớn, do đó, nếu đặt bếp sát mép tường, nhiệt lượng sẽ không tản ra môi trường xung quanh. Hơi nóng tích tụ lại tạo thành ẩm mốc, dễ gây hư hại cho bếp và nguy cơ cháy nổ cao.
Nấu ở nhiệt độ cao liên tục
Việc duy trì mức công suất cao liên tục khi dùng bếp điện là không cần thiết, vì nhiệt độ làm nóng trên bếp điện rất cao, dễ gây quá tải và giảm tuổi thọ của bếp cũng như hỏng hóc dụng cụ nấu nướng.
Thay vì vậy, khi nấu xong một món nào đó ở nhiệt độ cao thì nên tắt bếp nghỉ ngơi một chút rồi tiếp tục nấu món khác. Khi làm món ninh, ban nên để nhiệt độ ban đầu cao, sau khi thức ăn sôi giảm xuống mức nhỏ hơn để đồ ăn chín nhừ mà không làm hư hại bếp.
Rút điện ngay khi vừa nấu xong
Nhiều người có thói quen rút bếp ngay sau khi sử dụng. Đây là sai lầm phổ biến của đa số người sử dụng bếp hồng ngoại. Khi rút điện ngay sau khi sử dụng, chế độ làm mát của bếp chưa được vận hành và hoạt động, do đó, thời gian làm nguội bếp kéo dài hơn, về lâu về dài có thể gây hại cho bếp.
Sau khi sử dụng xong, bạn ấn nút off để tắt bếp, đợi khoảng 30 phút sau rồi rút nguồn điện ra.
Vệ sinh bếp ngay sau khi sử dụng xong
Cũng như những thiết bị điện khác, bếp điện rất kỵ với nước. Do đó, tuyệt đối không sử dụng khăn quá ướt để lau chùi bếp, và đặc biệt không lau chùi bếp khi bếp vẫn còn đang nóng để tránh nguy cơ chập mạch, cháy nổ và điện giật.
2. Những lưu ý khi sử dụng bếp điện/ bếp hồng ngoại
Chú ý thông tin hiển thị của bếp
Nhằm tránh việc bấm nhầm nút trong quá trình sử dụng, bạn nên thường xuyên quan sát thông tin hiển thị của bếp để kịp thời điều chỉnh lại nhiệt độ hoặc chế độ hoạt động nếu chẳng may nhầm lẫn.
Để đảm bảo an toàn hơn, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của sản phẩm khi mới mua về. Mặc dù có nhiều điểm chung nhưng các loại bếp điện từ và bếp hồng ngoại vẫn có một số điểm khác biệt yêu cầu bạn phải nắm bắt để tránh sử dụng sai cách.
Không nên để bếp hoạt động ở công suất tối đa
So với bếp gas thì bếp điện từ và bếp hồng ngoại có khả năng làm nóng nồi và làm chín thức ăn rất nhanh. Nếu như không muốn nồi bị cháy hay biến dạng cũng như thức ăn bị khét thì khi sử dụng bếp điện từ và bếp hồng ngoại, bạn chỉ nên cài đặt công suất hoạt động ở mức thấp và tăng dần lên khi cần thiết.
Dùng loại chảo và nồi thích hợp
Đối với bếp hồng ngoại, bạn có thể sử dụng nồi từ mọi chất liệu: Nhôm, gang, inox, đất nung, thủy tinh… vì bếp không kén nồi.
Tuy vậy, bạn cũng không nên dùng nồi, chảo nhôm đáy mỏng vì sẽ dễ gây cháy. Tốt nhất, nên sử dụng các loại chảo, nồi làm bằng gang hoặc được phủ một lớp đồng mỏng.
Chọn loại nồi chảo cho bếp từ
Khác với bếp hồng ngoại, bếp từ sẽ kén nồi, chảo hơn. Bạn chỉ có thể dùng nồi, chảo gang, gang tráng men, Inox, hoặc các loại nồi có đế nhiễm từ (lưu ý: nồi inox 304 không nhiễm từ, nên không dùng được trên bếp từ).
Để nhận biết nồi có thể sử dụng trên bếp từ hay không, bạn có thể dùng nam châm để thử. Nếu nam châm dính chặt vào đáy nồi là nồi đó có thể sử dụng được trên bếp từ.
Dùng dụng cụ nấu thích hợp
Do khả năng làm nóng nhanh của bếp điện từ và bếp hồng ngoại, nên bạn cũng cần lựa chọn các loại dụng cụ nấu như muỗng, vá, sạn... có khả năng chịu nhiệt tốt, tay cầm nên có bọc cách nhiệt.
Lưu ý: Không nên sử dụng các vật dụng có cán tay cầm bằng kim loại vì nó có thể khiến bạn bị bỏng, còn các vật dụng bằng nhựa thì có thể dễ bị nóng chảy.
Link gốc