800 triệu USD xây dựng thủy điện Hạ Se San II
Thứ ba, 19/7/2011 | 14:58 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Ngày 18/7, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp-Mỏ và Năng lượng Campuchia Suy Sem cho biết dự án đập thủy điện Hạ Se San II, do Công ty cổ phần EVN quốc tế thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) liên doanh với Tập đoàn Royal Group (Campuchia) làm chủ đầu tư, có tổng kinh phí dự kiến 800 triệu USD, sẽ được khởi công vào đầu năm 2012.</p>
<p> </p>
<p style="text-align: justify;"><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;">Ông La Bua, xã trưởng xã Kbaromeas trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Campuchia. (Ảnh: Chí Hùng-Ngọc Long/Vietnam+)</span></span><span style="font-size: small;"><br />
<br />
<br />
Kết luận này của Bộ trưởng Suy Sem, đồng thời là cố vấn trực tiếp của Thủ tướng Hun Sen, được đưa ra tại cuộc họp do ông chủ trì với sự tham dự của nhiều đại biểu các bộ, ngành liên quan ở trung ương, địa phương cùng với đại diện chủ đầu tư để thống nhất phương án cuối cùng về đền bù và tái định cư.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Trong bài phát biểu tổng kết hội nghị, ông Suy Sem đánh giá sau khi có sự đồng thuận cao tại hội nghị này giữa chủ đầu tư, các cấp chính quyền của Campuchia và đại diện nhân dân các xã có diện tích bị ảnh hưởng bởi dự án, Bộ Công nghiệp-Mỏ và Năng lượng Campuchia sẽ trình báo cáo lên Hội đồng Bộ trưởng trên xem xét và quyết định cấp giấy phép.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Bộ trưởng Suy Sem nói rằng dự án Thủy điện Hạ Se San II, thuộc tỉnh Stung Treng là một trong những dự án trọng điểm trong chương trình phát triển kinh tế của Chính phủ Hoàng gia, nhưng đây là một dự án năng lượng lớn, cần phải được cả cơ quan hành pháp và lập pháp Campuchia chấp thuận. Theo ông, các thủ tục pháp lý này sẽ được hoàn tất từ nay đến cuối năm 2011.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Tại cuộc họp trên, đại diện EVN đã thuyết trình bản báo cáo đặc biệt về các khu vực bị ảnh hưởng, chính sách hỗ trợ và bộ đơn giá đền bù cụ thể, chi tiết cho những hộ gia đình bị ảnh hưởng tại khu vực dự án triển khai.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Theo Tổng Giám đốc EVN International Nguyễn Nam Thắng, báo cáo này được hình thành sau có khảo sát thực địa của công ty và lấy ý kiến từ Ban đền bù, tái định cư và Nhóm công tác bao gồm đại diện của công ty và các thành viên có thẩm quyền từ phía Campuchia, nên vừa có cơ sở khoa học vừa đáp ứng được thực tiễn. Ông nhấn mạnh rằng nguyên tắc chủ đạo là bảo đảm tiến trình của dự án nhưng bảo đảm quyền lợi cho các bên liên quan, trong đó việc đền bù hỗ trợ thỏa đáng cho người dân bị ảnh hưởng trong khu vực tiến hành dự án phải được đặt lên hàng đầu.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Phát biểu tại hội nghị, Tỉnh trưởng Stung Treng - ông Loy Sophat, cho biết là tỉnh miền núi nên quỹ đất còn dồi dào nên việc di dời người dân đến các khu định cư mới vừa phù hợp với quy hoạch của tỉnh, vừa đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của người dân bị ảnh hưởng do việc xây đập thủy điện Hạ Se San II hoàn toàn nằm trong khả năng của tỉnh.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Campuchia, ông La Bua, xã trưởng xã Kbaromeas, một trong bốn xã bị ảnh hưởng khi thực hiện dự án án ở huyện Se San, nói rằng dự án thủy điện đáp ứng được lòng mong đợi của người dân vì từ bao đời nay khu vực này không có điện; ông hy vọng đời sống của người dân ở nơi đây nói riêng, cả tỉnh Stung Treng và nhiều khu vực khác của Campuchia sẽ có nhiều đổi thay một khi thủy điện Hạ Se San II đi vào vận hành.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Theo ông La Bua, thực sự người dân có những băn khoăn về những thiệt hại khi phải di dời và lo ngại nơi ở mới sẽ không đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của bà con. Tuy nhiên, những băn khoăn đó của người dân đã được giải tỏa khi chính quyền dành nơi tái định cư mới thích hợp cho bà con và chính sách cũng như mức đền bù, hỗ trợ do công ty đầu tư đưa ra là thỏa đáng nên nhận được sự đồng thuận cao của người dân địa phương.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Dự án thủy điện Hạ Se San II, đã được Chính phủ Hoàng gia Campuchia cho phép tiến hành khảo sát từ cuối năm 2008, nằm sau hợp lưu của sông Se San và Sêrêpốc 1,5km, nằm hoàn toàn trên địa bàn huyện Se San, tỉnh Stung Treng; là bậc thang thủy điện cuối cùng của hai dòng sông này trước khi đổ ra sông Mekong, có công suất lắp máy là 400MW gồm năm tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 80 MW, dự kiến sản lượng điện trung bình mỗi năm gần 2 tỷ KWh./.<br />
</span></p>
Theo: (Vietnam+)