Ảnh minh họa.
Tên gọi công nghệ này không phải mới, nhưng chỉ là khái niệm lý thuyết trong nhiều năm qua. Tuy nhiên gã khổng lồ thiết bị điện tử Hà Lan, Philips thông báo rằng công ty đã tiến hành kiểm tra thực tế trong một phòng thí nghiệm tại Paris (Pháp) để xem Li-Fi hoạt động như thế nào trong thế giới thực.
Để thiết lập mạng Li-Fi, cáp Internet phải được nối đến các thiết bị ánh sáng mà bạn muốn được phủ sóng mạng. Bên trong bộ cố định bóng đèn với dây, bao gồm một modem chuyển đổi các gói dữ liệu và điều chỉnh các đèn LED để truyền dữ liệu. Một USB cắm vào máy tính xách tay chuyển đổi các tín hiệu ánh sáng trở lại và sử dụng một đèn LED hồng ngoại để gửi phản hồi ngược lại máy thu tích hợp sẵn trong bộ đèn.
Về lý thuyết, việc sử dụng ánh sáng thay vì sóng vô tuyến có một số lợi thế nhất định. Do ánh sáng chỉ truyền đường thẳng, không xâm nhập được vào tường hoặc đồ nội thất nên sự can thiệp giữa các thiết bị khác nhau là rất ít. Hai máy tính cùng một phòng, đối diện nhau có thể sử dụng băng thông giống nhau. Điều này thật sự có ích khi tận dụng không gian chật hẹp, với yêu cầu sử dụng băng thông Wi-Fi để giao tiếp.
Tuy vậy, Li-Fi vẫn chưa thể thay thế hoàn hảo cho Wi-Fi. Chúng ta cần có đường kết nối giữa máy phát và máy thu, vì vậy nếu ánh sáng yếu đi hoặc người nào đó tựa trên bàn làm việc có thể khiến kết nối giảm xuống. Nó cũng yêu cầu một USB phải cắm vào máy tính trong khi Wi-Fi đã được tích hợp sẵn. Tệ hơn, chúng ta không thể đi bộ xung quanh văn phòng với một chiếc smartphone mà muốn giữ một kết nối dữ liệu nhất quán.
Với những tiến bộ công nghệ, Wi-Fi liên tục cải thiện việc sử dụng băng thông và những lợi ích sắp tới của 5G, câu hỏi đặt ra rằng Li-Fi có bao giờ được ứng dụng trong thế giới thực hay không. Nhưng thí nghiệm nó trong văn phòng, là bước đầu tiên quan trọng để tìm hiểu xem đó có phải là một công nghệ khả thi, và đối với những người có nhu cầu bảo mật cao, giải pháp này cũng được xem là một lợi thế.
Theo: Tạp chí Công thương