Diễn đàn năng lượng

Các loại chứng khoán (II)

Thứ bảy, 3/2/2007 | 00:00 GMT+7
  *Chứng khoán ghi tên: trên đó có ghi tên cơ quan phát hành, loại chứng khoán, mệnh giá, nơi và ngày phát hành và nhất là tên và địa chỉ của chủ sở hữu. ở mặt đằng sau có bảng chia ra làm nhiều khung.Tên và địa chỉ của chủ sở hữu chứng khoán có ghi tên được ghi trong một quyển sổ đăng ký. Muốn đổi quyền sở hữu các chứng khoán có ghi tên, phải gửi chứng khoán đến cơ quan phát hành để sửa tên và địa chỉ trên chứng khoán và trong sổ đăng ký. Muốn nhận lợi tức người chủ sở hữu phải trình chứng khoán; sau khi trả tiền, cơ quan phụ trách trả tiền đóng dấu và đề ngày trả tiền vào khung tương ứng ở mặt sau chứng khoán.

*Chứng khoán hỗn hợp: Trên chứng khoán loại này có ghi tên và địa chỉ chủ sở hữu, và chỉ có thể chuyển nhượng theo đúng như thủ tục của chứng khoán có ghi tên (nghĩa là phải sửa tên của chủ sở hữu trên sổ đăng ký và trên chứng khoán). Nhưng chứng khoán hỗn hợp có kèm theo các tức phiếu có thể xé rời ra để lĩnh lợi tức như các chứng khoán không ghi tên. Tóm lại các chứng khoán hỗn hợp chỉ ghi tên đối với vốn , còn không ghi tên đối với tiền lời.

Về nguyên tắc, người mua được tự ý lựa chọn hình thức của chứng khoán khi mua nó, hoặc đổi chứng khoán có ghi tên thành chứng khoán không ghi tên hay ngược lại.

Đặc biệt trong trường hợp sau đây, bắt buộc chứng khoán phải là hình thức có ghi tên:

+ Các cổ phần chưa góp đủ vốn ghi ở mệnh giá ;

+ Cổ phần hiện vật ( hùn vốn bằng hiện vật) trong thời gian 2 năm kể từ ngày phát hành;

+ Các cổ phần để đảm bảo của các hội viên hội đồng quản trị;

+ Các cổ phần của các công ty có vốn bất định;

+ Cổ phần của các công ty mà vốn điều lệ đã quy định buộc phải ở hình thức có ghi tên (ngân hàng, công ty bảo hiểm....)

Các chứng khoán không ghi tên có thể chuyển nhượng nhanh chóng , và nhận lợi tức dễ dàng hơn chứng khoán có ghi tên. Nhưng hình thức có ghi tên an toàn hơn. Trong trường hợp chứng khoán có ghi tên bị thất lạc hay mất cắp, chủ sở hữu có thể dễ dàng xin bản sao ở cơ quan phát hành.

 

2. Cổ phần , cổ phiếu và cổ tức.

 

1. Cổ phần là tượng trưng cho quyền sở hữu , người giữ cổ phần đồng thời là chủ sở hữu một phần tài sản của công ty, có quyền hưởng lợi nhuận thuần tuý  sau khi nộp thuế, trừ đi các khoản chi phí sản xuất kinh doanh.

cổ phần có nhiều loại :

 

a/ Cổ phần thông thường: công ty phát hành ra để lấy vốn hoạt động, toàn bộ số cổ phần thành vốn của công ty. Người nào có một chứng khoán là có một cổ phần người đó có quyền nhận lãi hàng năm, có quyền nhận một phần vốn khi công ty giải tán, có quyền bán chứng khoán, có quyền đi dự hội nghị những người có cổ phần.

 

b/ Cổ phần hưởng thụ : là cổ phần cho quyền hưởng thụ một phần lãi của công ty, tuy là vốn đã được hoàn trả lại rồi. Một công ty do làm ăn thịnh vượng, đại hội đồng tán thành hoàn bớt số tiền vốn bằng số tiền lời. Muốn thế, công ty hoàn lại cho một số cổ đông trị giá danh nghĩa của cổ phần rồi phát cho họ các chứng khoán gọi là cổ phần hưởng thụ. các chứng khoán này được gọi là cổ phần hưởng thụ để phân biệt với các cổ phần chưa hoàn lại vốn, gọi là cổ phần tư bản. Những người có cổ phần hưởng thụ cũng có quyền đi họp, có chân trong công ty. Nhưng điểm khác biệt  là ở chỗ hàng năm những người có cổ phần thường được nhận một số lại nhất định, nếu còn dư thì số tiền đó mới chia đồng đều cho những người có cổ phần thường và cổ phần hưởng thụ. Khi công ty giải tán, số vốn còn lại sau khi trả hết nợ sẽ chia cho người có cổ phần thường đúng theo  giá cổ phần ghi ở chứng khoán. Nếu còn dư, số tiền đó sẽ chia đồng đều cho người có cổ phần thường và cổ phần hưởng thụ.

 

c/ Cổ phần dành cho hội viên đóng góp bằng hiện vật (nhà cửa, máy móc, đất đại...) Những tài sản này được định giá ( do mỗi quốc gia quy định - do hội đồng giám định tiến hành trong đó có giám định viên do toà án cử hoặc đóng góp theo thoả thuận....) công ty căn cứ vào đó để tính lại cho những chủ cổ phần đóng góp bằng hiện vật.

 

d/Cổ phần ưu tiên ( cổ phần đặc quyền): Một công ty sau một số năm hoạt động lâm vaòi tình trạng khó khăn, vốn liếng bị hao mòn. Công ty bắt buộc phải đi vay mượn song không ai cho vay vì tình thế khó khăn của công ty ai cũng rõ. Do đó để huy động vốn, công ty phát hành những cổ phần có đặc quyền. Nếu có lãi, Người có cổ phần này được chia trước, nếu chia hết, các hội viên khác đành chụi không được hưởng gì.

 

e/ Cổ phần đóng góp bằng chất xám ( kiến thứ kỹ thuật, nghệ thuật...) Cổ phần này dành cho những hội viên không giúp vốn mà chỉ giúp bằng chất xám của mình. Những hội viên này chỉ có quyền tham dự chia lời, chứ không có quyền gì về việc chia vốn.

 

f/ Cổ phần dành cho những người sáng lập công ty: Để đền ơn những người có công sáng lập công ty, mỗi người được nhận một chứng khoán của công ty.chứng khoán này không có giá, chỉ cho phép người sáng lập quyền được lĩnh một số tiền lãi.Quyền nhận lãi này cũng có quyền được bán cho người khác.

 

2. Cổ phiếu là chứng từ do các công ty hay tổ chức tài chính cổ phần phát hành  xác nhận quyền sở hữu của những người có cổ phiếu đối với công ty hay tổ chức đó. Cổ phiếu không có kỳ hạn, nó tồn tại cùng với sự tồn tại của danh nghiệp phát hành ra nó.

Mỗi cổ phần có thể được chia làm nhiều cổ phiếu có giá danh nghĩa như nhau. Giá danh nghĩa một cổ phiếu cao hay thấp thuỳ theo luật chơi cổ phần ở từng nước quy định.

 

3. Cổ tức là lợi nhuận mà công ty cổ phần chia cho cổ đông theo cổ phần nắm dữ.

Những nhân tố ảnh hưởng đến cổ tức gồm:

+Lợi nhuận của công ty: Vị trí của công ty trong môi trường kinh doanh (tình hình cạnh tranh, độc quyền....) , kỹ thuật điều kiện sản xuất, giá thành, chính sách của công ty ....làm cho lợi nhuận của công ty thay đổi, lãi được chia cũng thay đổi.

+Tình hình tài chính. Lợi nhuận của công ty thu được không phải lúc nào cũng là tiền mặt.Công ty muốn có tiền chia phải thông qua ngân hàng, khi tình hình tài chính căng thẳng , lãi suất cao,khó rút tiền mặt, làm cho cổ tức không thể phân phối theo Kh đã định. Ngân hàng cũng có thể chi phối công ty , yêu cầu công ty áp dụng chính sách kinh doanh bảo thủ, giảm bớt lãi định chia để đảm bảo an toán cho ngân hàng, ảnh hưởng đến mức lãi dành cho chia cổ tức.

+ Chính sách thuế. Việc thay đổi mức thuế, thay đổi chế độ khấu hao... làm thay đổi lợi nhuận của công ty, do đó làm thay đổi cổ tức.

+ Sự phồn vinh của đất nước.mức tiêu dùng của dân cư tăng, kỹ thuật mới được áp dụng , xuất khẩu tăng....làm cho sản xuất gia tăng, lợi nhuận tăng lên, cổ tức được chia lớn hơn.

+Tình hình lạm phát. Nếu lạm phát tăng, vật giá tăng, thu nhập bán hàng danh nghĩa tăng, nếu lãi suất thị trường không tăng, thì số tiền đầu tư vàocổ phiếu tăng sẽ làm tăng giá cổ phiếu, nhưng nếu lạm phát tăng vọt, giá cả tăng làm sức mua của xã hội giảm , sản xuất đình trệ thất nghiệp tăng sẽ tác động đến thị trường cổ phiếu.