Tin thế giới

Campuchia đấu thầu dự án Công viên năng lượng mặt trời 60 MW

Thứ hai, 10/6/2019 | 14:28 GMT+7
Theo Thứ trưởng Bộ Mỏ và Năng Lượng Campuchia, có 26 công ty tham gia đấu thầu để phát triển một công viên năng lượng mặt trời 60 Megawatt (MW) tại tỉnh Kampong Chhnang.
Campuchia đấu thầu dự án Công viên năng lượng mặt trời 60 MW - Ảnh 1.
Ảnh minh họa.

Kể từ khi thông tin thầu Dự án công viên năng lượng mặt trời quốc gia Campuchia được công bố vào tháng 2/2019, có tổng cộng 148 công ty yêu cầu được tham gia nhưng chỉ có 26 công ty nộp thầu, theo Ty Norin, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Campuchia cho biết.
 
Ông nói thêm các hồ sơ nộp thầu đang được xem xét kĩ lưỡng và đơn vị trúng thầu sẽ được công bố ngay khi có thể.
 
"Có rất nhiều thủ tục phải tuân thủ và khá phức tạp vì đây là dự án liên quan đến Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). Sẽ cần một chút thời gian để lựa chọn đơn vị thắng thầu". ông Norin chia sẻ với tờ Khmer Times hôm 3/6.
 
Theo ông Norin phần lớn các nhà thầu tham gia là các doanh nghiệp nước ngoài, mặc dù một trong số đó cũng có hợp tác, liên kết với công ty địa phương.
 
Công viên năng lượng mặt trời 60 MW sẽ được xây dựng theo phương thức xây dựng - sở hữu - vận hành (Build - Own - Operate hay BOO) dưới sự hợp tác của ADB. Electricite du Cambodge (EDC) sẽ mua điện được sản xuất tại nhà máy theo một hợp đồng mua bán điện dài hạn.
 
Dự án công viên năng lượng mặt trời 60 MW là một phần của một dự án lớn hơn được tài trợ bởi ADB sẽ tạo ta tổng cộng 100 MW. Trước đó, ADB đã phê duyệt 7,6 triệu USD để tài trợ cho dự án.
 
Việc sản xuất điện sẽ bắt đầu 24 tháng sau khi hợp đồng với các nhà phát triển được kí kết, Bộ cho biết.
 
Theo một tuyên bố được đưa ra bởi EDC, mức thuế mà các nhà phát triển đề xuất phải thấp hơn 0,076 USD mỗi kWh.
 
Tháng 4/2019, chính phủ Campuchia đã phê duyệt một đập thủy điện mới ở sông Pursat và hai trang trại mặt trời tại các tỉnh Kampong Chhnang và Pursat.
 
Con đập ở Pursat có thể sản xuất 80 MW và được xây dựng theo mô hình xây dựng - chuyển giao - vận hành (Build-Operate-Transfer hay BOT) với tổng vốn đầu tư hơn 231 triệu USD. Công ty đã được nhượng bộ 39 năm sử dụng đất cho dự án.
 
Các trang trại được phê duyệt sẽ có công suất 60 MW mỗi trang trại và được xây dựng theo mô hình BOO với tổng vốn đầu tư hơn 58 triệu USD.
 
"Chính phủ đang cố gắng tập trung vào năng lượng mặt trời. Nhiều dự án năng lượng mặt trời đã được phê duyệt và còn nhiều dự án hơn nữa sẽ được phê duyệt sớm", theo ông Norin.
 
"Khi chúng ta có thể tạo ra nhiều năng lượng bằng mặt trời, chúng ta sẽ không còn phụ thuộc vào các đập thủy điện nữa và sẽ không phải lo lắng vào tình trạng thiếu điện, đặc biệt là vào mùa khô".
 
Campuchia hiện có một trang trại mặt trời 10 MW tại thành phố Bavet và một trang trại 20 MW tại tỉnh Kampong Speu.
Theo: Vietnambiz