Điện hạt nhân và điện gió ở Marseille, Pháp. Nguồn: iStock/Pedro Tzontemoc
Các chủ đề được thảo luận tại hội thảo ở Vienna đã nêu sự thật về chi phí đầu tư xây dựng nhà máy điện mặt trời và gió có thể được cắt giảm nhưng sự thiếu ổn định của thời tiết khiến các chi phí hệ thống trở nên cao hơn. Một số ý kiến những nêu một sự thật là những báo cáo gần đây của Cơ quan năng lượng quốc tế IEA, Hội đồng Năng lượng thế giới (WEC), Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC), và Viện công nghệ Massachusetts (MIT) đều cho rằng điện hạt nhân, như một nguồn phụ tải nền và điện năng ít phát thải carbon, cần phải trở thành một phần của giải pháp không chỉ cho biến đổi khí hậu mà còn cho phát triển bền vững. Tuy nhiên thông điệp này đã bị nhiều người trong ngành công nghiệp năng lượng tái tạo bỏ qua.
Những người tham gia một phiên tọa đàm “Vận hành linh hoạt và các hệ thống năng lượng lai” đã trả lời câu hỏi của đại biểu “Lĩnh vực năng lượng tái tạo có thể được thuyết phục để thảo luận với ngành điện hạt nhân để chuyển sang nền kinh tế ít phát thải carbon như thế nào?” Shannon Bragg-Sitton, người phụ trách các hệ thống năng lượng được tích hợp tại Ban giám đốc KH&CN hạt nhân của Phòng thí nghiệm quốc gia Idaho, điều phối tọa đàm. Bà đã trả lời: “Câu hỏi này chính là cách làm thế nào thuyết phục những người thi thoảng là những kẻ cạnh tranh làm việc với chúng ta. Họ có thể thấy sợ hãi trước khả năng bị công chúng và các nhà đầu tư đóng dấu “không sạch nữa” nếu làm việc cùng ngành hạt nhân. Đây là những điều mà chúng tôi từng gặp phải ở Mỹ. Chúng ta cần phải coi các công nghệ không phải là những kẻ cạnh tranh mà là đều có giá trị như nhau và cần được hợp tác với nhau; mỗi bên đều có thể có giá trị riêng và mỗi bên đều có những mặt yếu và mặt tốt riêng.
“Tại Mỹ, một vài năm trở lại đây, chúng tôi đã cùng nhau nghiên cứu trên khắp các lĩnh vực năng lượng. điều đó diễn ra giữa Phòng thí ngCahiệm Năng lượng tái tạo quốc gia và Phòng thí nghiệm quốc gia Idaho. Chúng tôi đã làm việc cùng nhau về cách chúng tôi có thể tiếp cận thách thức và hơn nữa, trong thời gian gần đây còn mở rộng hợp tác với cả phòng thí nghiệm năng lượng hóa thạch [Phòng thí nghiệm Công nghệ năng lượng quốc gia], nhìn vào cách sử dụng nguồn nguyên liệu để đạt được các nhu cầu điện năng một cách hiệu quả. Mỹ là quốc gia giàu nguyên liệu hóa thạch, kinh tế ở nhiều vùng đất sẽ bị ảnh hưởng nếu chúng tôi dừng sử dụng nguồn tài nguyên này, vì vậy chúng tôi cần sử dụng chúng một cách khác biệt. Có thể là chúng tôi khai thác các nguồn carbon đó và chuyển đổi chúng thành sản phẩm có giá trị cao hơn thay vì đốt chúng và phát thải CO2 cùng nhiều loại khí nhà kính khác.
“Tôi nghĩ thách thức chỉ là vào thời điểm đầu đối thoại, bắt đầu thiết lập một nền tảng chung chứ không phải việc chờ đón điểm ước chừng tỷ lệ phầm trăm ‘x’ của năng lượng tái tạo hay điểm cuối của phát thải mà chúng ta cam kết đạt được”.
Stéphane Feutry, người phụ trách hiệu suất sản xuất của năng lượng hạt nhân tại EDF – hà sản xuất năng lượng hạt nhân lớn nhất thế giới và sản xuất năng lượng tái tạo thứ hai châu Âu, nói, “Sự thật là chúng tôi thuyết phục mọi người, cả nhà chính trị lẫn công chúng, rằng điện hạt nhân không cạnh tranh với năng lượng tái tạo. Chúng tôi chỉ cạnh tranh với gas."
Concetta Fazio, phụ trách Trung âm Nghiên cứu liên hợp của Hội đồng châu Âu, lưu ý mỗi quốc gia thành viên EU đều quyết định chọn giải pháp năng lượng hỗn hợp cho quốc gia mình. “Cũng có một số thành viên là ‘không thích’ điện hạt nhân và chọn năng lượng tái tạo. Và trong bối cảnh đó, chúng tôi gặp một chút khó khăn và cuối cùng chúng tôi đã cố gắng làm việc để hiểu nhau và dẫn đến việc tích hợp các nguồn phát, hoàn toàn giống như cách các bạn đang áp dụng ở Mỹ," cô nói và cho biết thêm, thị trường sẽ ảnh hưởng đến cuộc đấu khí hậu nhưng cần có nhiều các nghiên cứu về những cách tích hợp các công nghệ điện ít phát thải carbon ở châu Âu.
Frederik Reitsma, trưởng nhóm nghiên cứu phát triển công nghệ SMR tại IAEA, lưu ý cuộc thảo luận diễn ra trong hội thảo chi phí hệ thống và “giá trị của năng lượng tái tạo suy giảm khi người ta ngày càng lắp đặt nhiều hơn”. Ông chia sẻ quan điểm và sự quan sát cá nhân là “không phải lúc nào công chúng cũng thấy: khi tỷ lệ năng lượng tái tạo bắt đầu tăng lên trong cơ cấu năng lượng quốc gia, mọi người có thể thấy là hóa đơn điện năng lại không hề suy giảm, bất chấp chi chí đầu tư cho điện tái tạo được tích hợp vào lưới điện ngày càng thấp. Tôi nghĩ là có nhiều người sẽ đặt các câu hỏi và sau đó thấy năng lượng hạt nhân sẽ trở thành một phần của giải pháp. Chỉ khi đó, các cuộc thảo luận mới bắt đầu. Vì vậy tôi nghĩ các bên thị trường sẽ tạo ra sự thay đổi nhưng từ nay đến lúc đó vẫn cần thời gian”.
Lúc đó, Bragg-Sitton đã nêu thêm vấn đề: “Mỗi đơn vị chi phí cho việc tạo ra năng lượng tái tạo không tương đương với những đơn vị chi phí trước đây. Do đó cần phải hiểu về chi phí hệ thống và phổ biến cho mọi người. Những điều này không đến một cách ngẫu nhiên và chúng ta cần phải hiểu một cách toàn diện tác động của chi phí hệ thống này”.