Một nhà máy thải khí CO2 vào khí quyển. Ảnh: Opoyi
Trong bài đăng trên tạp chí Nature Communications hôm 11/2, nhóm nghiên cứu cho biết họ đã sử dụng vật liệu hữu cơ xốp được gọi là khung hữu cơ cộng hóa trị (COF) để hấp thụ tia nắng mặt trời, sau đó dùng năng lượng thu được kết hợp với chất xúc tác để chuyển đổi CO2 thành nhiên liệu.
"Quá trình chuyển đổi cần electron. Khi phát hiện hạt photon với ánh sáng xanh tạo ra các electron tồn tại lâu dài với mức năng lượng cao, chúng tôi chỉ cần sạc COF bằng các electron và hoàn thành một phản ứng", tác giả chỉnh của nhà nghiên cứu Kaibo Zheng từ Đại học Lund chia sẻ.
Kết quả đầu tiên là rất đáng khích lệ nhưng các nhà khoa học thừa nhận cần làm việc nhiều hơn nữa để áp dụng kỹ thuật này vào các ứng dụng thương mại.
"Chúng tôi đã hoàn thành hai bước ban đầu với electron. Cần thực hiện thêm nhiều bước nữa trước nghi bắt đầu nghĩ về một cỗ máy chuyển đổi carbon dioxide, nhưng chúng ta đã thấy một hướng đi rất hứa hẹn", nhà hóa học Tönu Pullerits từ Đại học Lund, đồng tác giả của nghiên cứu, nhấn mạnh.
Công nghệ thu giữ carbon đang được phát triển ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm một dự án ở Scotland có khả năng loại bỏ tới một triệu tấn carbon khỏi không khí mỗi năm, nhưng chỉ riêng công nghệ này là chưa đủ để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu. Trung tâm Luật Môi trường Quốc tế Mỹ còn cảnh báo rằng giải pháp thu giữ carbon có thể tạo ra "một sự phân tâm nguy hiểm", làm trì hoãn quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo.
Link gốc
Theo: VnExpress