Đường dây 500 KV Sơn La - Hiệp Hòa: Cuộc đua về đích
Thứ sáu, 10/6/2011 | 10:33 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Hai tuyến đường dây 500KV Sơn La - Hiệp Hòa và Sơn La - Hòa Bình - Nho Quan là công trình trọng điểm cấp quốc gia nằm trong chương trình quy hoạch phát triển điện Việt Nam giai đoạn 2006-2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2006, có nhiệm vụ truyền tải điện năng từ Nhà máy thuỷ điện Sơn La và các nhà máy thuỷ điện lớn khu vực Tây Bắc, hoà vào hệ thống điện Quốc gia, đáp ứng nhu cầu phụ tải cho miền Bắc cũng như cả nước. Đến nay, những đoạn cuối cùng của hai tuyến này đang trong giai đoạn gấp rút thi công, phấn đấu về đích trong đầu quý III năm nay. </p>
<br />
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Trên các đỉnh núi khu vực đèo Chẹn, huyện Bắc Yên và Suối Bau, huyện Phù Yên hay dưới thung sâu Tát Ngoãng, Pá Phang, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu (Sơn La), nơi đường điện đi qua, đâu đâu cũng bắt gặp những tốp thợ nai nịt dây bảo hiểm vắt vẻo trên những đỉnh tháp cột điện, cần mẫn như những nhện dăng tơ. Họ làm việc khẩn trương bất kể nắng hè chói chang, cũng như khi mưa rừng bất chợt.  <br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Tại lô thầu 5.3 (tuyến Sơn La - Hiệp Hòa), trên khu vực ngã ba Tân Thảo, thuộc xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, khoảng 50 cán bộ công nhân kỹ thuật của Công ty cổ phần xây dựng điện VNECO2 thuộc Tổng công ty cổ phần xây dựng điện Việt Nam đang khẩn trương thi công kéo đường dây cao thế. Kỹ sư Phạm Văn Tạo, phụ trách thi công lô thầu 5.3, đường dây 500 KV Sơn La - Hiệp Hòa, cho biết: “Đây là đoạn thi công khó khăn do địa hình đèo núi hiểm trở với tổng chiều dài 22 km từ vị trí 2101 đến 2401. Trong đó đơn vị VNECO2 đang thi công 6 km với 11 cột điện cao thế. Thời điểm mắc đường dây điện từ 5/ 5/2011, dự kiến đến 7/6/2011 hoàn thành".   <br />
 <br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Tại địa danh lịch sử Đèo Chẹn, nơi kỳ tích đường kéo pháo vượt đèo năm xưa trong chiến dịch Điện Biên phủ (1954) hơn 40 cán bộ, công nhân của Công ty xây dựng điện 3 (Bộ Công thương) trúng thầu lô 5.4 đang tập trung tời dây tải điện lên 6 trục đỡ để kéo lên cốt kép chênh vênh trên đỉnh đèo. Anh Trần Anh Thế, cho biết: Do địa hình núi cao dốc đứng, hiểm trở, thời tiết lúc nắng gắt, lúc mưa tuôn xối xả, nhưng với quyết tâm đảm bảo tiến độ thi công, đơn vị đã huy động thêm nhân công tại chỗ thồ vật liệu tập kết tại chân móng công trình, phải đánh vật mãi với cây cột này hơn 2 tuần mới xong phần lắp đặt thiết bị. Hiện tại, công nhân đang rải 6 pha với 24 sợi chính, 1 sợi chống sét và tiến hành tời đấu nối với các cột bên thung lũng Mường Khoa, phấn đấu hoàn thành ngay trong tháng này.  <br />
 <br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Tại vị trí cột kép bắc qua hồ Sông Đà (hồ thuỷ điện Hoà Bình) trên địa phận xã Tạ Khoa, huyện Bắc Yên, đang thời điểm kéo tời dây qua sông. Anh Hoàng Văn Chia, tổ trưởng thi công bê tông móng công trình, cho biết: Tổ có 20 công nhân, nhận thầu đổ bê tông 8 móng cột điện. Nay đã sang mùa mưa, đường trơn lầy, xe tải công trường không thể vận chuyển vật liệu đến chân công trình. Đơn vị đã phải huy động 20 con ngựa của dân vận chuyển vật liệu, thồ từng can nước lên các điểm tập kết, tổ chức thi công 3 ca, phấn đấu trung tuần tháng 6 sẽ hoàn thành việc kéo điện qua hồ Sông Đà, kịp tiến độ đấu nối với các gói thầu thi công tại khu vực Phù Yên (Sơn La) đi Phú Thọ.  <br />
    <br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Điện năng được sản xuất ra từ Nhà máy thuỷ điện Sơn La hiện nay, cũng như các nhà máy thuỷ điện Huổi Quảng, Bản Chát, Nậm Chiến sau này đều tải về Trạm trung gian biến áp Sơn La đặt tại xã Pi Toong, huyện Mường La. Theo đó, dòng điện được chia làm 2 tuyến: Tuyến đường dây 500 KV Sơn La – Hoà Bình – Nho Quan, có tổng chiều dài hơn 506 km. Tại tỉnh Sơn La, đường dây đi qua địa bàn 37 xã của 4 huyện Mường La, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu với tổng số 47 hộ dân phải di chuyển. Tuyến thứ 2: Sơn La - Hiệp Hoà đi qua 17 huyện, thị của 5 tỉnh: Sơn La, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Bắc Giang được thiết kế 2 mạch dài 265 km với 528 vị trí cột. Trên địa bàn tỉnh Sơn La, tuyến đường dây đi qua địa phận các huyện Mường La, Mai Sơn, Bắc Yên và Phù Yên với tổng số 337 hộ phải thu hồi đất để xây dựng chân móng cột và 169 hộ dân trong hành lang điện phải di chuyển. Cả 2 tuyến công trình được Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia đầu tư gần 10.000 tỷ đồng từ nguồn vốn vay Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và vốn vay thương mại trong nước.  <br />
 <br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Theo Ban Quản lý dự án xây dựng Nhà máy thuỷ điện Sơn La, 2 tuyến chính của đường dây 500 KV tải điện từ Tây Bắc về các tỉnh miền xuôi được chia thành nhiều gói thầu, do 7 đơn vị xây lắp thực hiện. Theo kế hoạch, công trình phấn đấu hoàn thành và đưa vào vận hành trong quý III năm 2011. Với đặc điểm là đường dây siêu cao áp, tuyến đường dây trải dài qua 7 tỉnh, nên ảnh hưởng của dự án là rất lớn, nhất là đền bù giải phóng mặt bằng.   <br />
 <br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Đến nay, trên toàn tuyến đường dây 500 KV Sơn La - Hiệp Hoà đã hoàn thành gần 90% khối lượng công việc. Các đơn vị thi công đang tập trung cao độ cho việc rải dây, đấu nối, lắp đặt thiết bị chống sét. Sau khi hoàn thành, công trình đảm bảo truyền tải nguồn điện năng từ công trình thuỷ điện Sơn La đi tới mọi miền Tổ quốc. Bên cạnh đó, đường dây này còn tạo mối liên kết mạch các hệ thông điện khu vực, nâng độ tin cậy, ổn định, tối ưu hoá hệ thống lưới truyền tải điện quốc gia. Với tiến độ thi công hiện nay, công trình đang dần về đích, có ý nghĩa góp phần chào mừng những ngày kỷ niệm lớn trong năm của đất nước và chào mừng 66 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9./. <br />
</span></p>
Điêu Chính Tới