Ảnh minh họa
“Điều đó sẽ giúp khối có thể đạt được mục tiêu cắt giảm 45% lượng khí thải vào năm 2030 so với mức năm 1990”, Giám đốc điều hành của EU cho biết.
Ông Maros Sefcovic, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu phụ trách vấn đề năng lượng chia sẻ: “Với đề nghị hôm nay, chúng ta mở ra tiềm năng thực sự của việc chuyển đổi năng lượng sạch của châu Âu, giúp chúng ta đạt được các mục tiêu của Hiệp định Paris, chuyển thành nhiều việc làm hơn, giảm hóa đơn điện cho người tiêu dùng và giảm nhập khẩu năng lượng”.
Chính phủ EU đã chính thức đồng ý các mục tiêu hồi tháng 6 và dự kiến sẽ áp dụng các mục tiêu này trước các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Katowice, Ba Lan vào tháng tới. Cho đến cuối năm 2019, chính phủ các nước sẽ soạn thảo kế hoạch riêng của họ để giảm sử dụng năng lượng nhằm đáp ứng phù hợp với mục tiêu của khối EU.
Lên kế hoạch cho giai đoạn hậu Brexit, ngày 13/11, Ủy ban châu Âu (EC) cũng đánh giá, việc tiêu thụ năng lượng sơ cấp cho 27 quốc gia còn lại tương đương với 1.128 triệu tấn dầu và tiêu thụ năng lượng cuối cùng ở 846 Mtoe vào năm 2030. Việc tiêu thụ năng lượng được so với ước tính trước đây là 1.273 Mtoe và 956 Mtoe với Anh như một phần của khối. EC đang dự thảo kế hoạch dài hạn để giảm phát thải khí nhà kính vào tháng 4 năm tới.
Mục tiêu về hiệu quả năng lượng sẽ yêu cầu các nước cắt giảm 0,8% mỗi năm mức sử dụng năng lượng tổng thể từ năm 2021 - 2030. Theo các mục tiêu năng lượng tái tạo mới, ít nhất 14% nhiên liệu trong ngành vận tải phải là các nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2030.
Mục tiêu mới về năng lượng tái tạo cũng kêu gọi vào năm 2030 phải loại bỏ các nhiên liệu sinh học gây ra nạn phá rừng như dầu cọ.
Theo: Năng lượng Sạch VN