Hậu quả của biến đổi khí hậu đang ngày càng rõ nét và không thể lường trước được. Hầu hết mọi người đều hiểu rằng cần phải đưa ra các giải pháp mới và theo các quốc gia phát triển, cần nhanh chóng tìm kiếm các biện pháp thay thế trong việc tạo ra năng lượng để hạn chế lượng khí thải nhà kính.
Ví dụ như Thỏa thuận chung Paris đặt mục tiêu đầy tham vọng là giữ nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 2 độ C và nỗ lực giới hạn mức tăng ở 1,5 độ C. Việc này cần được thực hiện bằng cách chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, một báo cáo nghiên cứu mở rộng mới của Earthworks, tổ chức phi lợi nhuận vì môi trường đã phát hiện ra rằng sự chuyển đổi này sẽ đi kèm với một loạt các vấn đề xã hội và bảo tồn nghiêm trọng.
Đặc biệt với các quốc gia vội vã để có được mức sử dụng năng lượng tái tạo 100% sẽ không mang lại hiệu quả thực tế nào. Báo cáo cũng chỉ ra rằng cần tiếp cận với làn sóng năng lượng sạch này một cách thận trọng và cẩn thận.
Cái giá của năng lượng tái tạo
Công nghệ sạch hiện nay đòi hỏi nhiều loại kim loại đất hiếm và các khoáng chất khác, chủ yếu bao gồm coban, niken, liti, nhôm và bạc. Pin cho xe điện là sản phẩm điển hình nhất trong lĩnh vực này, đòi hỏi sử dụng rất nhiều khoáng sản.
"Sự gia tăng nhanh chóng nhu cầu về kim loại đối với năng lượng tái tạo có thể dẫn đến việc khai thác các nguồn tài nguyên cận biên hoặc vượt quá mức thông thường, thường ở những nơi xa xôi hoặc vùng đa dạng sinh học", Elsa Dominish, đồng tác giả nghiên cứu nhận xét.
Theo chuyên gia này thì rất nhiều trong số các khu vực giàu khoáng sản này là vùng hoang dã xa xôi, chưa được chạm đến bởi bất kỳ nỗ lực thương mại nào. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi sang hệ thống năng lượng mới đòi hỏi các kim loại phức tạp và rất nhiều trong số này trước đây chỉ được khai thác với số lượng nhỏ. Báo cáo cho thấy có 14 khoáng sản quan trọng nhất thường được sử dụng trong sản xuất năng lượng tái tạo.
Payal Sampat, giám đốc Chương trình khai thác của Earthworks, coi đây là thời điểm quan trọng để tập trung vào các khía cạnh cốt lõi của những gì một phong trào môi trường nên tập trung vào.
"Chúng tôi có cơ hội, nếu chúng tôi hành động ngay bây giờ, để đảm bảo rằng nền kinh tế năng lượng sạch mới nổi của chúng tôi thực sự sạch sẽ, cũng như công bằng và không phụ thuộc vào khai thác bẩn. Khi chúng tôi mở rộng các công nghệ năng lượng sạch để theo đuổi tham vọng nhất thiết của chúng tôi Mục tiêu khí hậu, chúng ta phải bảo vệ sức khỏe cộng đồng, nước, nhân quyền và môi trường. "
Theo giả định rằng tất cả xã hội loài người sẽ sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2050, các nhà nghiên cứu đã vạch ra những khía cạnh khác của môi trường, thứ sẽ bị ảnh hưởng khi chúng ta cố gắng đạt được mục tiêu này. Nghiên cứu cũng khám phá những tác động mà việc khai thác gây ra đối với xã hội và văn hóa của con người, cũng như khả năng gây thiệt hại lớn hơn về đa dạng sinh học.
"Với một thế giới vận hành hoàn toàn bằng năng lượng tái tạo, các yêu cầu về kim loại sẽ là con số khổng lồ. Cách duy nhất để đáp ứng nhu cầu này là mở thêm các mỏ khai thác trên toàn thế giới. Kết hợp với các hoạt động khai thác không bền vững hiện nay, chúng gây hại nhiều hơn là mang lại lợi ích", báo cáo chỉ rõ. Có thể nói, cái giá của "giấc mơ xanh" sẽ là các hệ quả khôn lường với rừng, khí hậu, hệ sinh thái và cả xã hội loài người, đặc biệt là vấn đề lao động ở các mỏ khai thác khoáng sản.
Ngành công nghiệp chính là vấn đề
Một mỏ khai thác khoáng sản ở Congo.
Cobalt, thành phần quan trọng nhất của pin sạc, được khai thác chủ yếu tại Cộng hòa Dân chủ Congo. Lao động trong các mỏ khoáng sản với điều kiện làm việc nguy hiểm này thường là trẻ em. Với xu thế phát triển công nghệ hiện nay, coban trong vai trò là "kim loại quan trọng nhất đang đối mặt với rủi ro về nguồn cung". Bởi quốc gia chịu trách nhiệm tới 60% sản lượng này đang phải đối mặt với hệ quả thảm khốc về cả con người lẫn môi trường.
Năm 2016, Tổ chức Ân xá Quốc tế phát hiện ra rằng hơn hai chục công ty điện tử và ô tô lớn đã không đảm bảo rằng chuỗi cung ứng coban của họ không bao gồm lao động trẻ em. Tổ chức này đổ lỗi cho cả các quan chức Congo và các công ty công nghệ phương Tây vì đã bỏ qua các vấn đề đặc hữu này trong chuỗi cung ứng. Theo báo cáo, công ty China's Congo Dongfang International Mining (CDM) sở hữu độc quyền đối với một phần tư quặng coban ở Công, trong đó tất cả các mỏ khai thác đều sử dụng lao động trẻ em.
"Quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo sẽ chỉ bền vững nếu nó đảm bảo quyền con người cho các cộng đồng nơi khai thác để cung cấp năng lượng tái tạo và công nghệ pin", bà Dominish nói.
Tất nhiên, nó chỉ là một góc của vấn đề bởi bên cạnh đó là việc gây ô nhiễm nguồn nước địa phương và phá hủy môi trường cho động vật hoang dã ở các quốc gia này.
Sự thật về những chiếc xe điện công cộng
Dịch vụ cho thuê xe chạy điện đang dần trở thành một hình ảnh được gắn với khái niệm thân thiện với môi trường ở các quốc gia phát triển. Nhỏ bé và chạy bằng pin, chúng có vẻ như là một sự thay thế thuận tiện, có trách nhiệm để thực hiện các chuyến đi ngắn thay vì xe hơi. Nhưng một nghiên cứu mới cho thấy phía sau bức tranh đẹp đẽ này vẫn còn rất nhiều điều phức tạp.
Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Bang Bắc Carolina đã khảo sát sâu về tác động môi trường của xu hướng sử dụng xe tay ga điện tử. Kết quả cho thấy bản thân loại phương tiện này không phát thải, nhưng quy trình sản xuất và vận chuyển, phân phối chúng ngược lại còn bổ sung nhiều carbon hơn vào môi trường.
Một trong những điều nổi bật nhất mà nghiên cứu tiết lộ là phần lớn những người phụ thuộc vào phương tiện này không cắt giảm nhu cầu sử dụng ôtô. 49% trong số họ sẽ đi xe đạp hoặc đi bộ nếu những chiếc xe tay ga không có sẵn.
Khía cạnh nguy hiểm nhất của sự phổ biến xe máy hay xe đạp điện là việc các công ty dựa vào các phương tiện khác, như xe tải chạy xăng, để thu thập và phân phối lại chúng đến các địa điểm mà người dùng thường sử dụng.
Nói một cách đơn giản, nếu cần một lựa chọn thân thiện với Trái đất trong việc di chuyển, hãy chọn đi bộ hoặc dùng xe đạp.