1. Nguyên tắc chung cho tất cả các thiết bị
Đồ điện gia dụng chỉ sử dụng được hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định, đó chính là vòng đời của thiết bị. Trung bình thì vòng đời của tủ đông là 21 năm, của lò sưởi và máy sấy quần áo là 18 năm, của tủ lạnh là 17 năm, của máy giặt là 14 năm, của máy rửa chén là 13 năm.
Nếu bạn sử dụng những thiết bị này quá thời gian trên, hãy cân nhắn đến việc mua thiết bị mới.
2. Nguyên tắc sử dụng tủ lạnh và tủ đông để tiết kiệm năng lượng
Tủ đông nằm ngang
Không đặt tủ lạnh và tủ động ở nơi mà ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp và phải đặt cách xa lò sưởi và máy rửa chén.
Tủ lạnh nên được đặt ở nhiệt độ 3°C (37°F), còn tủ đông nên đặt ở nhiệt độ -18 °C (0°F).
Kiểm tra xem lớp đệm ở cánh cửa tủ lạnh có kín không bằng cách đặt một tờ 5$ vào đó rồi đóng cánh cửa tủ lạnh lại. Nếu tờ 5$ không bị rơi xuống thì bạn có thể yên tâm là lớp đệm rất kín. Ngược lại, nếu tờ 5$ rơi xuống, bạn phải xử lý cánh cửa hoặc thay lớp đệm mới.
Nếu bạn cần sử dụng tủ đông, hãy mua tủ động dạng nằm ngang bởi chúng tiết kiệm điện hơn so với tủ đông dạng đứng.
3. Nguyên tắc sử dụng máy giặt và máy sấy quần áo để tiết kiệm năng lượng
Máy giặt cửa trước
Đừng giặt quá ít quần áo một lần, nhưng cũng không được dồn quá nhiều quần áo vào máy giặt. Hãy phân chia lượng quần áo cho mỗi lần giặt một cách hợp lý để bạn sử dụng được hết công suất của máy giặt.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng máy giặt và máy sấy quần áo. Tìm hiểu tính năng của 2 thiết bị này để có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất.
Nếu bạn cần phải mua máy giặt mới, hãy cân nhắc việc mua máy giặt cửa trước bởi loại máy giặt này có tốc độ quay quần áo nhanh hơn, do đó sử dụng ít nước hơn và tiết kiệm thời gian sấy quần áo.
Trước khi sấy, nên vắt khô quần áo bằng máy giặt hoặc bằng tay để nước không rơi xuống sàn nhà, làm ướt sàn nhà hoặc máy sấy, tăng cường cách điện an toàn và rút ngắn thời gian sấy.
Không treo quần áo quá khít để luồng hơi nóng từ máy sấy lan tỏa đều, tất cả quần áo sẽ khô nhanh hơn.
Phân loại quần áo dày - mỏng, nặng - nhẹ riêng để chọn chế độ sấy thích hợp, vừa tăng độ bền cho quần áo, vừa rút ngắn thời gian sấy.
Làm sạch bộ lọc của máy sau khi mỗi lần sấy quần áo. Bộ lọc bẩn vừa gây hại máy, vừa giảm hiệu suất của máy, vừa dễ gây hỏa hoạn.
4. Nguyên tắc sử dụng máy rửa chén để tiết kiệm năng lượng
Lựa chọn chế độ rửa bát tiết kiệm năng lượng
Nếu máy rửa chén của bạn có cơ chế tắt hết các bộ phận đốt nóng trong chu trình sấy khô bát đĩa, hãy tận dụng ngay.
Chỉ sử dụng máy rửa chén khi số lượng bát đĩa cần phải rửa đủ nhiều để xếp kín được máy.
5. Nguyên tắc sử dụng bếp, lò vi sóng để tiết kiệm năng lượng
Sử dụng vỉ nướng bất cứ lúc nào có thể bởi vỉ nướng không cần phải đun nóng trước, sẽ tiết kiệm năng lượng hơn.
Khi nấu ăn cho ít người, hãy sử dụng lò vi sóng, lò nướng hoặc nồi nấu chậm. Bạn có thể tiết kiệm đến 50 % chi phí điện năng nếu sử dụng lò vi sóng.
Vệ sinh lò vi sinh thường xuyên để thiết bị này cách nhiệt tốt hơn, từ đó tiết kiệm điện hơn .
Sử dụng nồi, chảo phù hợp với kích thước của vòng cảm ứng của bếp.