Một số nét chính về CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh

Thứ năm, 6/7/2006 | 00:00 GMT+7

Ngày 28/06/2006, Chủ tịch UBCKNN đã ký Quyết định số 54/UBCK-GPNY cấp Giấy phép niêm yết cổ phiếu cho CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh trên TTGDCK TP. HCM. sau đây là một số thông tin về CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh.

Giới thiệu chung

CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh tiền thân là Nhà máy Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh được cổ phần hóa theo Quyết định 219/QĐ-TTg ngày 28/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Phương án tổng thể sắp xếp đổi mới DNNN thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam giai đoạn 2003-2005 và Quyết định số 2992/QĐ-TCCB của Bộ Công nghiệp về cổ phần hóa Nhà máy Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh. Ngày 02/12/2004, Bộ Công nghiệp ra Quyết định số 151/2004/QĐ-BCN về chuyển Nhà máy Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh thành CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh và ngày 04/05/2005, Nhà máy chính thức chuyển sang hoạt động dưới hình thức CTCP với tên là CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh (VSHPC). 

1. Hoạt động của công ty

Về cơ cấu tổ chức: VSHPC có trụ sở chính tại Thành phố Quy Nhơn Bình Định và hiện đang quản lý 02 nhà máy thủy điện là Thủy điện Vĩnh Sơn đặt tại xã Vĩnh Sơn, Huyện Vĩnh Thạch, Tỉnh Bình Định có công suất lắp đặt 66MW, điện năng sản xuất là 306,7 triệu KWh/ năm; và Thủy điện Sông Hinh đặt tại xã Eatrol, Huyện Sông Hinh, Tỉnh Phú Yên có công suất 70 MW, điện năng sản xuất là 370 KWh/ năm. 

Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh điên năng. Dịch vụ quản lý vận hành, bảo dưỡng các nhà máy thủy điện. Tư vấn quản lý dự án và giám sát thi công các dự án nhà máy thủy điện. Thí nghiệm điện. Kinh doanh vật tư, thiết bị trong lĩnh vực thủy điện. 

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: Từ 1995 cho đến trước ngày 04/05/2005, Công ty là doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc Tổng công ty điên lực Việt Nam (EVN) nên không có số liệu về doanh thu từ điện năng sản xuất ra. Kể từ khi chuyển sang hình thức công ty cổ phần, sản lượng điện sản xuất ra sau khi trừ đi lượng điện năng tự dùng (khoảng 1,3%) sẽ được dùng đấu nối trực tiếp vào hệ thống lưới điện quốc gia. Giá trị sản lượng điện tính từ 04/05/2005 đến hết 31/12/2005 là 195,8 tỷ đồng chiếm 99,7% doanh thu của công ty. 

Kết quả hoạt động của công ty thường phụ thuộc và bị ảnh hưởng trực tiếp bởi điều kiện thiên nhiên và thời tiết hàng năm và các mùa trong năm. Chính vì vậy, công ty đang tiến hành tìm kiếm các cơ hội mở rộng địa bàn và lĩnh vực đầu tư nhằm chia sẻ rủi ro trong những năm thời tiết bất lợi. 

Vị thế, tiềm năng và triển vọng: VSHPC là 1 trong 7 nhà máy thủy điện của EVN với công suất 136 MW, chiếm 3,3% tổng công suất phát điện của EVN, tương đương 1,2% tổng công suất phát điện quốc gia. VSHPC là công ty thủy điện có quy mô lớn đầu tiên ở miền Trung và Tây Nguyên.  

Thị trường điện Việt Nam là thị trường có cung nhỏ hơn cầu, trong đó, EVN là tổ chức cung cấp điện lớn nhất cho toàn thị trường. Chiến lược ngành điện trong những năm tới là phát huy tối đa các nguồn lực để xây dựng các nhà máy điện, đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của xã hội. Mức độ tăng trưởng nhu cầu điện năng tiêu thụ trong vòng 05 năm qua ước khoảng 15%/ năm, vượt quá khả năng cung ứng của ngành điện. Xu thế tăng trưởng dự báo sẽ kéo dài tới 2010. Bên cạnh đó, với đặc điểm địa lý của Việt nam với nhiều hệ thống sông suối, thủy điện sẽ vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu cung nguồn điện (khoảng 50%). Do đó, việc xây dựng và mở rộng các nhà máy thủy điện là nhu cầu rất thực tế, trong đó có VSHPC. 

Những rủi ro tiềm ẩn: Rủi ro có ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chính là điều kiện thiên nhiên, thời tiết do sản lượng điện của công ty phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn năng lượng nước. Bên cạnh đó, theo xu hướng phát triển gần đây của ngành, bước đầu hình thành một thị trường phát điện cạnh tranh, đó là tiền đề cho khả năng về cạnh tranh về giá bán điện của các nhà sản xuất cho EVN, từ đó ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của VSHPC. Ngoài ra, các khoản vay của VSHPC chủ yếu là bằng USD, điều đó có nghĩa là những biến động về tỷ giá sẽ có tác động trực tiếp tới mức lợi nhuận của công ty.  

2. Kế hoạch và dự án trong thời gian tới

Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư các dự án: Trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục củng cố và hoàn thiện tổ chức nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại hai nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn và Sông Hinh. Để phát triển công ty về chiều sâu và chiều rộng, công ty dự kiến thực hiện các dự án sau: 

Cải tạo nâng cấp hồ A Vĩnh Sơn: Dự toán khoảng 30 tỷ đồng, thực hiện trong năm 2006-2007. Mục đích là nhằm bổ sung nguồn nước và nâng dung tích hồ A để tăng sản lượng điện ở Vĩnh Sơn lên thêm 35 triệu KWh/ năm. 

Nâng cấp hồ Sông Hinh: Dự toán 100 tỷ đồng, thực hiện trong 2006-2007, nhằm tăng dung tích hồ chứa nước để tăng sản lượng điện hêm khoảng 60 triệu KWh/ năm. 

Đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện mới: Với nguồn trích khấu hao khoảng 110-120 tỷ đồng/ năm; tiềm lực về quản lý kỹ thuật cao, kinh nghiệm; mối quan hệ rộng, công ty đang tiến hành nghiên cứu và chuẩn bị đầu tư một số dự án thủy điện mới như: Nhà máy thủy điện Kontum Thượng (bậc thang sông Sesan), công suất 220 MW, sản lượng bình quân 925 triệu KWh/ năm, tổng mức đầu tư 3.980 tỷ đồng, thời gian từ 2006-2012; Dự án thủy điện Đồng Cam trên sông Ba thuộc Phú Yên, công suất 130 MW, sản lượng điện bình quân 430 triệu KWh/ năm, tổng đầu tư khoảng 2.118 tỷ đồng, kéo dài từ 2006-2009; Dự án thủy điện Vĩnh Sơn 2, trên bậc thang sông Côn – Bình Định, công suất 144 MW, sản lượng bình quân 487 KWh/ năm, tổng mức đầu tư 1.871 tỷ đồng dự kiến thực hiện từ 2007-2011; Dự án xây dựng nhà máy thủy điện Đăkre trên sông Trà Khúc - Quảng Ngãi, theo hình thức BOO, công suất 35 MW, sản lượng bình quân 140 triệu KWh/ năm, tổng mức đầu tư 590 tỷ đồng. Công ty đang làm thủ tục thành lập công ty cổ phần thủy điện Đăkre để tham gia đầu tư dự án với mức vốn góp bằng 60% tổng vốn điều lệ. 

Cung cấp dịch vụ quản lý cho các nhà máy điện: đây là thị trường đặc biệt và mới bắt đầu phát triển. Nhiều tổ chức tiềm lực về vốn muốn đầu tư vào ngành thủy điện sẽ cần đến khả năng về đội ngũ nhân lực, kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật trong quản lý của VSHPC.

Đầu tư vào một số ngành nghề kinh doanh khác với dự định để mở rộng sản xuất kinh doanh sang các ngành có lợi nhuận cao hơn ngành điện. 

Một số chỉ tiêu kế hoạch về cổ tức, lợi nhuận 

Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

 

 

So 2005 (%)

 

So 2006 (%)

 

So 2007 (%)

Sản lượng (triệu KWh)

750

113,96

715

-4,89

715

0

Doanh thu thuần (triệu đồng)

422.577,46

115,8

402.141,17

-5,08

402.141,17

0

Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng)

235.720,89

165,1

217.889,76

-8,18

220.889,76

1,37

LN sau thuế/ DT thuần (%)

55,78

22,83

54,18

-2,95

54,92

1,36

LN sau thuế/ VCSH (%)

18,975

170,3

17,539

-8,18

17,781

1,37

Cổ tức (%/ mệnh giá)

14

200

14

0

14

0

 Lưu ý: Số liệu 2005 tình từ thời điểm 04/05/2005 (khi công ty chính thức hoạt động theo hình tức CTCP).  

TTGDCK TPHCM