Phác thảo thiết kế tàu du lịch chạy điện năng lượng mặt trời Sea Zero. Ảnh: Hurtigruten
Tàu du lịch mới của công ty Na Uy sẽ chạy hoàn toàn bằng điện, khai thác năng lượng từ gió và mặt trời và lưu trữ năng lượng tái tạo trong các tổ hợp pin siêu mạnh. Đây cũng sẽ là tàu du lịch sang trọng và tiết kiệm năng lượng nhất thế giới.
Mặc dù hiện chỉ có 0,1% số tàu mà công ty Hurtigruten Na Uy sở hữu sử dụng công nghệ không phát thải, nhưng công ty đang lên kế hoạch tập trung phát triển các tàu du lịch theo hướng này.
Ý tưởng đầu tiên của công ty, tàu du lịch “Sea Zero,” được kỳ vọng là tàu tiết kiệm năng lượng nhất thế giới. Công ty bước khởi đầu đã công bố dự án vào tháng 3/2022 trong khuôn khổ định hướng trở thành doanh nghiệp đầu tiên và cũng là doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực du lịch bền vững.
Tàu du lịch điện của Hurtigruten, dự kiến sẽ ra mắt năm 2030 được trang bị bộ pin 60 MWh với những công nghệ tiên tiến hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, đặt mục tiêu khai thác sức gió, năng lượng mặt trời trên biển, cung cấp điện năng và sức đẩy cho tàu du lịch bền vững không phát thải.
Trong bản phác thảo thiết kế, công ty có kế hoạch dựng 3 cánh buồm bằng vật liệu tổng hợp tự động, có thể thu gọn cùng với những tấm pin mặt trời gắn trên cánh buồm. Những giàn cánh buồm được thiết kế để tăng cường tính thủy động học, đón các luồng không khí di chuyển có sức mạnh lớn nhất ở độ cao tới 50 mét nhằm tăng cường lực đẩy cho tàu du lịch.
Công ty Hurtigruten giải thích, trong suốt mùa hè, tàu du lịch “sẽ được cung cấp năng lượng vượt trội nhờ mặt trời nửa đêm phía bắc Na Uy chiếu sáng suốt 24 giờ trong ngày ngày.” Ba cánh buồm có thể thu gọn, khi gương hết độ cao đạt 1500 m² (16.146 ft²) gắn các tấm pin mặt trời, có tổng diện tích đón gió là 750 m² (8.073 ft²).
Năng lượng tái tạo từ những cánh buồm hoặc cổng sạc điện được lưu trữ trong hệ thống pin khổng lồ 60 MWh của tàu du lịch. Công ty cũng thiết kế một đường chỉ báo bên sườn tàu để hiển thị mức điện lưu trữ trong pin. Công ty cho biết đang tìm kiếm nhà sản xuất pin điện với các hóa chất không coban, lượng niken tối thiểu để giảm chi phí.
Được trang bị hàng chục cảm biến, camera kỹ thuật số và hệ thống điều khiển hỗ trợ AI tự động hóa cao độ, công ty cho biết kích thước của buồng điều khiển boong thượng có thể được thu gọn và thiết lập tương tự như buồng lái máy bay.
Thiết kế được hướng tới khả năng tăng cường tính thủy động học, cung cấp nhiều không gian sinh hoạt và khu vực dạo chơi ngắm cảnh cho du khách.
Sơ đồ các bộ phận động lực trạm nguồn của tàu du lịch Sea Zero. Ảnh Hurtigruten
Để giảm lực cản nước, 2 động cơ đẩy ở đuôi tàu sẽ rút vào trong thân tàu khi đang hành trình. Đồng thời, công ty đang phát triển hệ thống giảm ma sát bằng không khí dưới nước, cho phép tàu du lịch chạy điện “lướt” trên thảm bong bóng li ti chạy dọc theo thân tàu.
Hurtigruten giải thích, hành khách của du thuyền cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực giảm mức tiêu thụ năng lượng bằng những giải pháp công nghệ trên cơ sở dữ liệu, cho phép người dùng kiểm soát và giám sát sử dụng điện năng trực tiếp từ điện thoại thông minh.
Phác thảo thiết kế tàu du lịch chạy bằng năng lượng tái tạo dài 443 feet (135 m) được thiết kế để mang theo 500 hành khách trong 270 cabin.
Dự án tàu Sea Zero vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển ban đầu và chiếc du thuyền Na Uy sẽ ra mắt vào năm 2030. Trong 2 năm tới, Công ty tập trung vào thử nghiệm và phát triển công nghệ được đề xuất để đưa vào thiết kế cuối cùng.
Hiện nay, trọng tâm của dự án sẽ là công nghệ sản xuất pin, công nghệ đẩy, thiết kế thân tàu và những nghiên cứu các giải pháp sử dụng những bền vững khác nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng cho tàu du lịch.
Hurtigruten cho biết, tiến trình nghiên cứu phát triển những công nghệ mới cho hoạt động thường nhật của khách sạn trên tàu, có mức tiêu thụ tới 50% tổng năng lượng sử dụng của tàu du lịch có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của tàu du lịch chạy điện không phát thải. Công ty đặt mục tiêu giảm tới 50% điện năng tiêu thụ trên tàu so với những mẫu tàu du lịch hiện nay.
Link gốc