Tin thế giới

Năng lượng tái tạo - Bài 2: Bước dịch chuyển từ 'vàng đen' của Trung Đông

Thứ sáu, 26/7/2019 | 09:20 GMT+7
Công nghệ điện mặt trời hiện là hình thức sản xuất điện năng có tính cạnh tranh cao nhất tại Trung Đông.
Chú thích ảnh
Công nghệ điện mặt trời hiện là hình thức sản xuất điện năng có tính cạnh tranh cao nhất tại Trung Đông
 
Đó là những thông tin được đưa ra trong báo cáo năm 2019 của Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA), trong đó lưu ý các nền kinh tế thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) có kế hoạch lắp đặt thêm tổng cộng 7 GW điện năng từ các nguồn năng lượng tái tạo vào đầu năm 2020.
 
Đầu tư cho năng lượng tái tạo là một lựa chọn rất tiềm năng của khu vực đầy nắng và gió này. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), nhu cầu năng lượng của khu vực Trung Đông dự kiến sẽ tăng với tỷ lệ bình quân 1,9%/năm cho tới năm 2035, do dân số tăng trưởng và quá trình phát triển kinh tế dẫn tới tiêu thụ năng lượng tăng theo. Dù Trung Đông vẫn còn phụ thuộc đáng kể vào các nguồn dầu mỏ và khí đốt, năng lượng tái tạo đem lại cơ hội quan trọng để đa dạng hóa cán cân năng lượng quốc gia. 
 
Trên thực tế, khu vực Trung Đông hội tụ nhiều lợi thế để phát triển năng lượng tái tạo, từ số giờ và số ngày nắng trung bình trong năm luôn ở mức cao trên thế giới, rất phù hợp để ứng dụng và phổ biến công nghệ điện mặt trời. Bên cạnh đó, điện gió cũng là một lựa chọn khả dụng, đặc biệt tại một số quốc gia như Saudi Arabia, Oman và Kuwait.
 
Một số quốc gia Trung Đông khác cũng tận dụng các nguồn thủy điện, song dưới tác động của vấn đề biến đổi khí hậu và các nguồn tài nguyên nước đang trở nên dần hạn chế. Điện mặt trời và điện gió đang phát huy lợi thế bảo vệ môi trường, kết hợp cùng chính sách khuyến khích phát triển của các chính phủ, đây là những yếu tố tạo đà cho việc mở rộng sản xuất năng lượng tái tạo. 
 
Trong quá khứ, khu vực Trung Đông từng khá chậm chạp trong ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo, trừ một số quốc gia như Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Bản thân ngành phát triển điện mặt trời của khu vực này dù có nhiều dư địa, lợi thế về mặt tự nhiên, song một số nước lại gặp nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư và thí điểm các dự án sản xuất năng lượng tái tạo quy mô lớn. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi trong những năm gần đây, khi nhiều quốc gia trong khu vực bắt đầu tăng cường đáng kể tỷ lệ sử dụng điện mặt trời và điện gió.
 
Giáo sư Matteo Chiesa tại Đại học Khalifa ở UAE, đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu dự án "Năng lượng tự nhiên", chia sẻ rằng chỉ 12 năm trước, UAE không hề sở hữu bất kỳ dự án năng lượng tái tạo nào. Nay quốc gia này lại đang là một trong những nhà cung cấp điện mặt trời giá rẻ nhất thế giới. Một số thay đổi quan trọng nhằm xây dựng nền tảng cho năng lượng tái tạo đã được nhiều nước Trung Đông áp dụng, trong khi những tiến bộ công nghệ cũng giúp các nguồn năng lượng tái tạo trở nên giàu tính thực tiễn. Bên cạnh đó, các nhà hoạch định chính sách và giới đầu tư cũng chuyển hướng từ băn khoăn và hoài nghi sang quan tâm tới năng lượng tái tạo nhiều hơn.
 
Thậm chí, các nước như UAE hay Saudi Arabia còn sử dụng dự án năng lượng tái tạo như những công cụ để xây dựng hình ảnh và thương hiệu quốc gia như những nhà đi đầu về năng lực sáng tạo. Rõ ràng, phát triển nguồn năng lượng sạch ở khu vực Trung Đông không chỉ gói gọn trong tính khả thi, mà thực sự đã trở thành nhân tố thực tế hiện nay.
 
Bên cạnh đó, năng lượng tái tạo là lĩnh vực có thể giúp phát triển thị trường lao động. Theo số liệu của IRENA, đã có thêm 11 triệu việc làm mới trong lĩnh vực năng lượng tái tạo trên toàn thế giới năm 2018, trong đó hơn 1/3 tập trung vào ngành công nghiệp quang điện, trong bối cảnh ngày càng có thêm nhiều quốc gia chế tạo, buôn bán và lắp đặt các công nghệ năng lượng tái sinh mới. Sự đa dạng hóa của chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo đang làm thay đổi “bản đồ” năng lượng không chỉ của Trung Đông mà còn của toàn thế giới.
 
Một thay đổi lớn khác còn xuất phát từ quá trình hạ giá của các công nghệ năng lượng tái tạo và điều chỉnh cấu trúc giá tại một số quốc gia Trung Đông. Chi phí điện mặt trời đã giảm mạnh những năm gần đây. Khi dân số và nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng, nhiều nền kinh tế trong khu vực buộc phải cắt giảm trợ cấp dầu mỏ và bắt đầu loại bỏ các chương trình trợ giá nhiên liệu. Điều này khiến giá năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời có thể cạnh tranh và dần tiệm cận với giá năng lượng truyền thống. Theo IRENA, giá điện mặt trời đã giảm 26% trong năm 2018 so với năm trước đó, tại UAE hay Saudi Arabia, mức giá điện mặt trời chỉ còn 0,04-0,05 USD/kWh điện và thậm chí sẽ bắt đầu rẻ hơn cả nguồn nhiệt điện được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch kể từ năm 2020.
 
Với nguồn cảm hứng từ chính dự án Công viên Mặt trời Mohammed bin Rashid Al-Maktoum khổng lồ đang được xây dựng tại UAE, Saudi Arabia thông báo sẽ triển khai thêm từ 7-9 dự án quang điện mới chỉ riêng trong năm 2019. Năng lượng tái tạo đóng vai trò quan trọng trong chiến lược Tầm nhìn Saudi Arabia 2030, trong bối cảnh quốc gia này tìm cách đa dạng hóa nền kinh tế và giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Tháng 2/2019, Saudi Arabia cũng đã chính thức trở thành thành viên của Liên minh năng lượng mặt trời quốc tế (ISA), một tổ chức với 122 thành viên hướng tới thúc đẩy đầu tư, khai thác và sử dụng năng lượng tái sinh thay thế cho năng lượng hóa thạch. 
 
Trên khắp khu vực Trung Đông, nhiều quốc gia cũng đang đẩy mạnh các nguồn tài chính đáng kể để đảm bảo duy trì an ninh năng lượng ngay cả khi nguồn dầu mỏ cạn kiệt. Bahrain đã xây dựng một Cơ quan năng lượng bền vững để hợp tác với Chương trình phát triển Liên hợp quốc, Kuwait thì xây dựng Công viên năng lượng tái tạo Shagaya dựa trên nguồn vốn xã hội hóa, trong khi Oman đầu tư mạnh cho các quỹ phát triển khoa học môi trường để tìm kiếm những giải pháp năng lượng sáng tạo khác trong tương lai. 
 
Không thể phủ nhận rằng công nghệ năng lượng nào cũng sẽ có những mặt hạn chế nhất định và phát triển điện mặt trời hay điện gió sẽ phụ thuộc rất lớn vào nguồn lực tài chính, yếu tố công nghệ và các điều kiện tự nhiên. Nếu tận dụng tốt những lợi thế tự nhiên khi nằm trọn trong “vành đai Mặt trời” của thế giới, Trung Đông sẽ tiến xa so với các vực khác trên toàn cầu về phát triển năng lượng sạch. Hơn hết, dịch chuyển từ dầu mỏ sang năng lượng tái tạo là bước đi đón đầu và khôn khéo của những nền kinh tế trong khu vực này, mở ra những cơ hội phát triển mới trong dài hạn.

Đó là những thông tin được đưa ra trong báo cáo năm 2019 của Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA), trong đó lưu ý các nền kinh tế thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) có kế hoạch lắp đặt thêm tổng cộng 7 GW điện năng từ các nguồn năng lượng tái tạo vào đầu năm 2020.
 
Đầu tư cho năng lượng tái tạo là một lựa chọn rất tiềm năng của khu vực đầy nắng và gió này. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), nhu cầu năng lượng của khu vực Trung Đông dự kiến sẽ tăng với tỷ lệ bình quân 1,9%/năm cho tới năm 2035, do dân số tăng trưởng và quá trình phát triển kinh tế dẫn tới tiêu thụ năng lượng tăng theo. Dù Trung Đông vẫn còn phụ thuộc đáng kể vào các nguồn dầu mỏ và khí đốt, năng lượng tái tạo đem lại cơ hội quan trọng để đa dạng hóa cán cân năng lượng quốc gia. 

Trên thực tế, khu vực Trung Đông hội tụ nhiều lợi thế để phát triển năng lượng tái tạo, từ số giờ và số ngày nắng trung bình trong năm luôn ở mức cao trên thế giới, rất phù hợp để ứng dụng và phổ biến công nghệ điện mặt trời. Bên cạnh đó, điện gió cũng là một lựa chọn khả dụng, đặc biệt tại một số quốc gia như Saudi Arabia, Oman và Kuwait.
 
Một số quốc gia Trung Đông khác cũng tận dụng các nguồn thủy điện, song dưới tác động của vấn đề biến đổi khí hậu và các nguồn tài nguyên nước đang trở nên dần hạn chế. Điện mặt trời và điện gió đang phát huy lợi thế bảo vệ môi trường, kết hợp cùng chính sách khuyến khích phát triển của các chính phủ, đây là những yếu tố tạo đà cho việc mở rộng sản xuất năng lượng tái tạo. 
 
Trong quá khứ, khu vực Trung Đông từng khá chậm chạp trong ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo, trừ một số quốc gia như Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Bản thân ngành phát triển điện mặt trời của khu vực này dù có nhiều dư địa, lợi thế về mặt tự nhiên, song một số nước lại gặp nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư và thí điểm các dự án sản xuất năng lượng tái tạo quy mô lớn. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi trong những năm gần đây, khi nhiều quốc gia trong khu vực bắt đầu tăng cường đáng kể tỷ lệ sử dụng điện mặt trời và điện gió.
 
Giáo sư Matteo Chiesa tại Đại học Khalifa ở UAE, đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu dự án "Năng lượng tự nhiên", chia sẻ rằng chỉ 12 năm trước, UAE không hề sở hữu bất kỳ dự án năng lượng tái tạo nào. Nay quốc gia này lại đang là một trong những nhà cung cấp điện mặt trời giá rẻ nhất thế giới. Một số thay đổi quan trọng nhằm xây dựng nền tảng cho năng lượng tái tạo đã được nhiều nước Trung Đông áp dụng, trong khi những tiến bộ công nghệ cũng giúp các nguồn năng lượng tái tạo trở nên giàu tính thực tiễn. Bên cạnh đó, các nhà hoạch định chính sách và giới đầu tư cũng chuyển hướng từ băn khoăn và hoài nghi sang quan tâm tới năng lượng tái tạo nhiều hơn.
 
Thậm chí, các nước như UAE hay Saudi Arabia còn sử dụng dự án năng lượng tái tạo như những công cụ để xây dựng hình ảnh và thương hiệu quốc gia như những nhà đi đầu về năng lực sáng tạo. Rõ ràng, phát triển nguồn năng lượng sạch ở khu vực Trung Đông không chỉ gói gọn trong tính khả thi, mà thực sự đã trở thành nhân tố thực tế hiện nay.
 
Bên cạnh đó, năng lượng tái tạo là lĩnh vực có thể giúp phát triển thị trường lao động. Theo số liệu của IRENA, đã có thêm 11 triệu việc làm mới trong lĩnh vực năng lượng tái tạo trên toàn thế giới năm 2018, trong đó hơn 1/3 tập trung vào ngành công nghiệp quang điện, trong bối cảnh ngày càng có thêm nhiều quốc gia chế tạo, buôn bán và lắp đặt các công nghệ năng lượng tái sinh mới. Sự đa dạng hóa của chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo đang làm thay đổi “bản đồ” năng lượng không chỉ của Trung Đông mà còn của toàn thế giới.
 
Một thay đổi lớn khác còn xuất phát từ quá trình hạ giá của các công nghệ năng lượng tái tạo và điều chỉnh cấu trúc giá tại một số quốc gia Trung Đông. Chi phí điện mặt trời đã giảm mạnh những năm gần đây. Khi dân số và nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng, nhiều nền kinh tế trong khu vực buộc phải cắt giảm trợ cấp dầu mỏ và bắt đầu loại bỏ các chương trình trợ giá nhiên liệu. Điều này khiến giá năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời có thể cạnh tranh và dần tiệm cận với giá năng lượng truyền thống. Theo IRENA, giá điện mặt trời đã giảm 26% trong năm 2018 so với năm trước đó, tại UAE hay Saudi Arabia, mức giá điện mặt trời chỉ còn 0,04-0,05 USD/kWh điện và thậm chí sẽ bắt đầu rẻ hơn cả nguồn nhiệt điện được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch kể từ năm 2020.
 
Với nguồn cảm hứng từ chính dự án Công viên Mặt trời Mohammed bin Rashid Al-Maktoum khổng lồ đang được xây dựng tại UAE, Saudi Arabia thông báo sẽ triển khai thêm từ 7-9 dự án quang điện mới chỉ riêng trong năm 2019. Năng lượng tái tạo đóng vai trò quan trọng trong chiến lược Tầm nhìn Saudi Arabia 2030, trong bối cảnh quốc gia này tìm cách đa dạng hóa nền kinh tế và giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Tháng 2/2019, Saudi Arabia cũng đã chính thức trở thành thành viên của Liên minh năng lượng mặt trời quốc tế (ISA), một tổ chức với 122 thành viên hướng tới thúc đẩy đầu tư, khai thác và sử dụng năng lượng tái sinh thay thế cho năng lượng hóa thạch. 
 
Trên khắp khu vực Trung Đông, nhiều quốc gia cũng đang đẩy mạnh các nguồn tài chính đáng kể để đảm bảo duy trì an ninh năng lượng ngay cả khi nguồn dầu mỏ cạn kiệt. Bahrain đã xây dựng một Cơ quan năng lượng bền vững để hợp tác với Chương trình phát triển Liên hợp quốc, Kuwait thì xây dựng Công viên năng lượng tái tạo Shagaya dựa trên nguồn vốn xã hội hóa, trong khi Oman đầu tư mạnh cho các quỹ phát triển khoa học môi trường để tìm kiếm những giải pháp năng lượng sáng tạo khác trong tương lai. 
 
Không thể phủ nhận rằng công nghệ năng lượng nào cũng sẽ có những mặt hạn chế nhất định và phát triển điện mặt trời hay điện gió sẽ phụ thuộc rất lớn vào nguồn lực tài chính, yếu tố công nghệ và các điều kiện tự nhiên. Nếu tận dụng tốt những lợi thế tự nhiên khi nằm trọn trong “vành đai Mặt trời” của thế giới, Trung Đông sẽ tiến xa so với các vực khác trên toàn cầu về phát triển năng lượng sạch. Hơn hết, dịch chuyển từ dầu mỏ sang năng lượng tái tạo là bước đi đón đầu và khôn khéo của những nền kinh tế trong khu vực này, mở ra những cơ hội phát triển mới trong dài hạn.

Bài 3: Hình mẫu UAE vượt lên thách thức

Theo: BNews/TTXVN