Nhà máy biến 3.000 tấn rác thành điện mỗi ngày

Thứ ba, 21/6/2022 | 11:29 GMT+7
Cơ sở sản xuất năng lượng từ rác thải ở Istanbul mỗi ngày tạo ra 85 MW điện, đủ để đáp ứng nhu cầu của 1/4 triệu người.

Cơ sở sản xuất năng lượng từ rác thải ở Thành phố Istanbul.
 
Thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ là một đô thị với gần 16 triệu dân. Nếu mỗi người vứt rác sẽ có khoảng 90.000 tấn rác mỗi ngày, nhưng họ đã cố gắng loại bỏ núi rác này, và thậm chí còn tận dụng chúng để tạo ra lợi ích.
 
Cơ sở này được thiết kế để sản xuất điện từ rác thải, nó biến 3.000 tấn rác mỗi ngày thành điện năng, như vậy sẽ có hàng triệu tấn rác mỗi năm được xử lý. Ngoài ra cơ sở khổng lồ này được vận hành bằng điện mà nó tự sản xuất.
 
Xe tải thu gom và đưa rác đến cơ sở, đổ vào nơi tập kết, cần cẩu khổng lồ sẽ nhặt rác và ném vào một nồi hơi lớn. Lò hơi đốt rác ở nhiệt độ 1.832 độ F (1.000 độ C). Động năng được tạo ra bởi năng lượng của ngọn lửa sẽ trở thành điện năng. 


Quá trình 
lò hơi đốt rác ở nhiệt độ 1.000 độ C thành điện.
 
Khói độc hại được lọc bởi 3 ống khói đặc biệt, hệ thống đo lường phát thải bên trong các ống khói này cung cấp khả năng giám sát phát thải trực tuyến đối với các nhiệm vụ của Bộ Môi trường và Đô thị hóa. Nó được thiết kế để tắt toàn bộ hệ thống nếu lượng khí thải đạt đến mức nguy hiểm. 


Khói độc hại được lọc bởi 3 ống khói đặc biệt.
 
Sau quá trình đốt cháy, kim loại được nam châm hút ra và đưa sang một bên để tái chế và tro của chất thải được thu gom để sử dụng làm xi măng. Vì vậy, cơ sở này thân thiện với môi trường theo bất kỳ cách nào, nó không chỉ loại bỏ rác mà còn tạo ra điện, tận dụng tro và tái chế kim loại.
 
Nó cũng giúp cắt giảm 1,38 triệu tấn khí thải nhà kính bằng cách giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Link gốc
Theo: VnExpress