Ngôi nhà được xây dựng bằng bê tông hút CO2 - Ảnh: Interesting Engineering
Một ngôi nhà ở Karuizawa, thị trấn trên núi gần Nagano, Nhật Bản, có những bức tường làm bằng bêtông hấp thụ CO2 đầu tiên trên thế giới có tên (CO2-SUICOM). Ngôi nhà nằm ven đường, trong một khu đất dài 110 m. Karuizawa là một trong những thị trấn nghỉ dưỡng miền núi lâu đời và nổi tiếng nhất Nhật Bản.
CO2-SUICOM, một loại bê tông đặc biệt được tạo ra bằng cách sử dụng thức ăn thừa từ các ngành công nghiệp và vật liệu, có thể hút CO2 từ không khí. Sản phẩm hợp tác giữa các công ty Kajima, Chugoku Electric Power Co., Denka và Landes Co.
Không chỉ dừng lại ở việc sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường cho ngôi nhà, Nendo còn khiến những bức tường bê tông hoạt động như một bộ lọc, có thể giúp làm sạch không khí bằng cách hấp thụ CO2.
Độ chắc chắn của bêtông hấp thụ CO2 tương đương với bêtông thông thường. Để chế tạo, bêtông đã tạo hình được đặt vào một buồng bảo dưỡng. Sau đó, CO2 được bơm vào buồng để bêtông hấp thụ. CO2 từ nhiều nguồn khác nhau có thể được sử dụng trực tiếp. Trong khi những khối bêtông thông thường thải ra khoảng 300 kg CO2 mỗi m3, CO2-SUICOM có thể đạt được sự trung hòa carbon (lượng carbon thải ra bằng lượng carbon hấp thụ). CO2 hấp thụ được giữ cố định bên trong bê tông và sẽ không thoát ra ngoài khí quyển.
Những bức tường bê tông được thiết kế giống như lưới chắn. Khoảng 2.050 khối bê tông được xếp thành nhiều hàng để tạo thành 5 bức tường cao 3 m. Nhóm xây dựng đã điều chỉnh góc của các khối để kiểm soát tầm nhìn. Tùy thuộc vào cách sắp xếp các khối, họ kiểm soát những gì có thể nhìn thấy và những gì cần che đi, đảm bảo độ thông thoáng và cả sự riêng tư.
Loại bê tông mới là một bước tiến tới giải quyết tình trạng ô nhiễm do sản xuất xi măng và bê tông gây ra.
Trên khắp thế giới, sản xuất xi măng và bê tông chịu trách nhiệm cho khoảng 8% tổng lượng khí thải carbon.
Tại Nhật Bản, chỉ riêng việc sản xuất xi măng đã làm tăng thêm khoảng 1,2% tổng lượng ô nhiễm carbon của cả nước. Với khái niệm về công nghệ tái chế carbon, Nhật Bản xem CO2 như là nguồn tài nguyên carbon và thúc đẩy việc thu giữ, tái chế.
CO2 được tái chế thành bê tông thông qua quá trình khoáng hóa, thành hóa chất thông qua quang hợp nhân tạo và quá trình metan hóa để giảm lượng khí thải CO₂ vào khí quyển.
Chính phủ Nhật Bản đã ban hành lộ trình triển khai các công nghệ tái chế carbon vào tháng 6/2019, đề cập tới những mục tiêu cụ thể, thách thức công nghệ và khung thời gian thực hiện.
Link gốc