Tư vấn sử dụng điện

Những cách tiết kiệm điện hiệu quả, đơn giản

Thứ ba, 6/9/2016 | 09:07 GMT+7
1. Sử dụng  thiết bị tiết kiệm điện

Khi sử dụng hàng trôi nổi, thay vì tiết kiệm như ý muốn, chúng có thể khiến đồ gia dụng "ngốn điện" hoặc chập, cháy.

Các thiết bị được quảng cáo khi cắm vào tủ lạnh, ti vi... có thể tiết kiệm điện năng 30 -40% nhưng không có bất cứ kiểm định nào về chất lượng của thiết bị này. Khi sử dụng hàng trôi nổi, thay vì tiết kiệm như ý muốn, chúng có thể khiến đồ gia dụng "ngốn điện" hoặc chập, cháy.

2. Ngắt điện tủ lạnh khi không sử dụng

Trước khi ngắt điện thời gian dài cần vệ sinh tủ sạch sẽ.

Nếu thời gian ngừng sử dụng quá lâu, giàn nóng và giàn lạnh bên trong tủ lạnh do không làm việc thường xuyên, bị oxy hóa, khiến tủ mất lạnh, nhanh hỏng, khi sử dụng trở lại sẽ tốn điện. Trước khi ngắt điện thời gian dài cần vệ sinh tủ sạch sẽ, khoảng 15-30 ngày vận hành tủ lạnh trong vài tiếng.

3. Bỏ nhiều thức ăn vào tủ lạnh

Để nhiều thức ăn trong tủ lạnh để tiết kiệm điện là chưa chính xác, bởi có thể dễ xảy ra hiện tượng hấp thu lạnh, khiến máy chạy nhiều hơn để cung cấp đủ năng lượng.

4. Để thiết bị ở chế độ chờ (standby)

Ở trong trạng thái standby, tivi, laptop vẫn tiêu thụ lượng điện nhất định. Hơn nữa, nếu nguồn điện không ổn định, có thể gây chập cháy các thiết bị này… Vì vậy, bạn cần tắt hẳn các thiết bị khi không sử dụng.

5. Khi ra khỏi phòng là phải tắt đèn

Đối với các bóng đèn sợi đốt thì bạn nên tắt ngay khi ra khỏi phòng. Với bóng đèn compact huỳnh quang thì không nên. Càng tắt đi bật lại nhiều lần càng tốn điện, vì vậy, nếu bạn ra khỏi phòng trong khoảng 15 phút nên để đèn sáng.

6. Chỉ quan tâm đến tiết kiệm điện của tủ lạnh, điều hòa

Dù rằng, điều hòa và tủ lạnh tiêu tốn điện, xong nhiều thiết bị trong nhà đều có thể là thủ phạm lớn tiêu tốn điện năng như đèn chiếu bể cá, máy sấy quần áo...

Việc tiết kiệm điện cần thực hiện tổng thể, hiểu đúng phương pháp, tránh tác dụng ngược.

7. Dùng nước nóng nấu cơm

Bạn nên trữ nước nóng trong bình thủy rồi dùn
g nó để nấu cơm. Việc nấu cơm bằng nước nóng sẽ giúp cho nồi cơm điện tiết kiệm năng lượng để nấu, đồng thời cơm cũng chín nhanh hơn.

8. Tắm bằng vòi sen

Bạn nên thay đổi thói quen tắm trong bồn tắm bằng việc dùng vòi sen.

Bạn nên thay đổi thói quen tắm trong bồn tắm bằng việc dùng vòi sen. Nếu bạn dùng vòi sen để tắm thì trung bình trong 5 phút vòi sen chỉ phải xả ra khoảng 40 – 100 lít nước. Trong khi để nước ngập bồn tắm thì bạn phải cần tới 250 lít.

9.  Chọn chế độ giặt dựa vào thời tiết

Bạn không nên cứng nhắc dùng chỉ một chế độ giặt mỗi khi giặt đồ. Tùy vào tình hình thời tiết mà bạn nên chọn chế độ giặt phù hợp cho máy giặt. Ví như ngày có nhiều nắng và gió bạn nên chọn chế độ giặt thường thay vì dùng chế độ vắt cực khô và sấy.

10. Lắp một bóng đèn giữa hai phòng

Thay vì lắp hai bóng đèn cho hai phòng thì việc dùng một bóng sẽ tiết kiệm hơn phải không nào? Bạn có thể dùng kiểu lắp bóng đèn này cho những phòng không cần nhiều ánh sáng như nhà vệ sinh, phòng tắm. Bên cạnh đó, bạn nên chọn bóng đèn led sẽ tiết kiệm điện hơn dùng bóng đèn thường.
Theo: Phụ nữ.net