Một trong nhưng giải pháp giảm tiền điện hiệu quả là lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời.
Việt Nam chắc chắn là một trong những thị trường năng lượng tái tạo hấp dẫn nhất trên thế giới, nơi đã lắp đặt 5GW điện trong nửa đầu năm 2019 và vượt Thái Lan về công suất lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời (PV) lớn nhất Đông Nam Á cùng thời điểm.
Số liệu do Ngân hàng Thế giới cũng cho thấy, Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời.
Việt Nam có trung bình 1.600-2.700 giờ có ánh nắng mặt trời và bức xạ trực tiếp thông thường trung bình là 4-5 kWh trên mỗi mét vuông một ngày.
Vòng thứ 2 của chính sách Fit năng lượng mặt trời (Fit - mức giá áp dụng cho điện sản xuất từ năng lượng tái tạo, là một cơ chế chính sách được đưa ra nhằm khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo).
Cụ thể, với thời hạn Ngày Vận hành Thương mại (Commercial Operation Date – COD) mới vào 31/12/2020, Fit cho năng lượng mặt trời vòng thứ hai (7,69 US cent/kWh đối với điện năng lượng mặt trời nổi, 7,09 US cent/kWh đối với năng lượng mặt trời trên mặt đất và 8,38 US cent/kWh đối với năng lượng mặt trời trên mái).
Ngoài ra, Thủ tướng Việt Nam đã phê duyệt Đề xuất 544 do Bộ Công Thương trình cùng với chương trình thí điểm Hợp đồng Mua bán Điện Trực tiếp (DDPA). Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ khởi động dự án thí điểm DPPA và hiện đang tiến hành xây dựng các kế hoạch tiếp theo.
Trong khi đó, sự bùng nổ lắp đặt điện mặt trời áp mái: Tính đến ngày 23/8/2020, Cơ quan Điện và Năng lượng Tái tạo (EREA) đã cập nhật tổng công suất điện mặt trời áp mái được lắp đặt là 1.027MW với 45.299 hệ thống lắp đặt.
Thông tư 18 của Bộ Công Thương có hiệu lực từ ngày 31/8/2020 đã làm rõ các hướng dẫn mới về việc phát triển các trang trại điện mặt trời được nối vào lưới điện và về các hệ thống điện mặt trời áp mái nhằm thúc đẩy thị trường năng lượng mặt trời tại Việt Nam.
Tất cả những yếu tố đó đã thúc đẩy nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực này.
Mới đây, Tập đoàn Sao Mai tổ chức lễ khởi động lắp đặt hệ thống thiết bị chính của Nhà máy điện mặt trời Sao Mai giai đoạn II với tổng vốn đầu tư trên 3.000 tỷ đồng.
Tập đoàn sẽ hoàn thành tổng thể nhà máy điện mặt trời có tổng công suất 210 MWp, trên diện tích khoảng 270ha, vốn đầu tư chạm mốc 6.000 tỷ đồng (2 giai đoạn) vào cuối năm 2020.
Theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tính đến ngày 23/8 toàn quốc có tổng 45.299 dự án điện mặt trời áp mái đã đi vào vận hành, công suất 1.029 MWp.
Trước đó, Tập đoàn Giải pháp Năng lượng Sharp (SESJ) đã hoàn thiện nhà máy điện mặt trời công suất lớn tại tỉnh Ninh Thuận. Nhà máy được kỳ vọng sẽ sản xuất tới 76.373 megawatt giờ (MWh) mỗi năm. Đây là nhà máy mới nhất, bên cạnh năm nhà máy điện mặt trời hiện nay của SESJ tại Việt Nam.
Sharp là một trong số nhiều công ty đầu tư thu lợi từ sự khao khát phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam bằng cách đầu tư vào các dự án điện mặt trời quy mô lớn. Sau khi Việt Nam trở lại từ cuộc suy thoái do đại dịch Covid -19 gây ra, nhu cầu về năng lượng của đất nước được kỳ vọng sẽ gia tăng tới 10% một năm cho đến cuối năm 2020, và gia tăng 8% mỗi năm trong 10 năm tiếp theo.
Trong khi đó, Adani - Tập đoàn sản xuất năng lượng mặt trời lớn nhất trên thế giới đến từ Ấn Độ đang muốn đầu tư vào mảng năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Hiện Liên doanh Công ty CP TSV và Công ty Adani đang thực hiện Dự án Nhà máy điện gió Phước Minh tại Ninh Thuận.
Mặc dù vậy, dưới tác động của dịch, các doanh nghiệp trên khắp thế giới đang phải đối mặt với các vấn đề gián đoạn trong chuỗi cung ứng, thiếu mạng lưới xã hội và triển lãm trên thị trường để kết nối thêm các cơ hội đầu tư.
Công ty Quảng cáo và Hội chợ Thương mại Vinexad sẽ tổ chức Triển lãm trực tuyến về năng lượng mặt trời tại Việt Nam và sự kiện Kỹ thuật số về năng lượng mặt trời châu Á - Thái Bình Dương (APAC), Chương về Việt Nam sẽ được bắt đầu từ ngày 20–22/10.
Các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp lớn của thị trường năng lượng mặt trời Việt Nam sẽ được mời tham dự hội thảo trực tuyến kéo dài 3 ngày để chia sẻ và giải thích sâu hơn về các chủ đề nóng trong ngành năng lượng mặt trời Việt Nam, như hiện trạng và dự báo về thị trường, phân tích chính sách, kế hoạch nâng cấp lưới điện, năng lượng mặt trời áp mái và quản lý tài sản cố định, O&M và dự trữ năng lượng.
Tất cả người tham dự có thể kết nối và giao tiếp 1-1 với các nhà triển lãm để nhận được phản hồi tức thì thông qua hộp thư trò chuyện, cuộc gọi âm thanh hoặc video.