Tại Việt Nam, đã có 200 MW từ đồng phát điện, giá khoảng ½ của Thái Lan.
Nhiều dự án mới của ngành mía đường đang được chính phủ Thái Lan phê duyệt.
Lợi tức từ đồng phát, ethanol… chiếm khoảng 50% lợi tức của ngành mía đường Thái Lan cho thấy vai trò quan trọng của nó trong việc thay đổi toàn bộ cấu trúc ngành, một hướng mở đầy triển vọng của cuộc cách mạng 4.0 khi ngành đường đang khó khăn, và có sự hỗ trợ rất lớn từ chính phủ.
Đây cũng là một kinh nghiệm đắt giá mà các doanh nghiệp mía đường và Chính phủ Việt Nam cần học hỏi.
Nền kinh tế sinh học đang cố gắng giải quyết những vấn đề của nhiên liệu hóa thạch
Ngành đồ uống của Thái Lan chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Thái Lan hiện là nhà xuất khẩu lớn nhất trong khu vực châu Á và thế giới với các sản phẩm chủ lực như các loại trà (xuất sang Úc và các nước khu vực), đồ uống có cồn, không cồn sang Lào, Việt Nam, đồ uống thể thao. Những năm vừa qua, giá trị xuất khẩu khoảng 6 tỷ bath.
Thuế tiêu thụ đồ uống áp từ năm 2017 đặt ra cho thức uống có đường. Nhưng đồ uống có hàm lượng đường trên 6% phải đóng thuế 0,1 bath. Từ 8 -10% là 0,5 bath. Với soda, coffee trà là 1,0 bath. Giai đoạn 2019 bước sang giai đoạn 2 sẽ tăng cao hơn.
Từ 2017 – 2024 có 4 giai đoạn triển khai áp thuế suất này. Nhu cầu tiêu dùng đối với sản phẩm trà đóng hộp giảm 10%, nước ép trái cây giảm 11% do áp thuế tiêu thụ này. Hiện tại, Bộ Y tế Thái Lan đang tiến hành triển khai trên phương tiện truyền thông kêu gọi người dân tiêu thụ ít đường để có sức khỏe tốt hơn…
Những thách thức trên đang đặt Thái Lan và các nước trong khu vực, nhất là Việt Nam trước thực tế nóng bỏng phải cấu trúc lại ngành mía đường bằng năng lượng thay thế.
Kế hoạch phát triển năng lượng thay thế của Thái Lan được điều chỉnh năm 2015 nhằm đạt mục tiêu giảm phát thải sản xuất điện của quốc gia, giảm 19 triệu MW điện từ khí ga, sinh khối… Gần đây, Chính phủ điều chỉnh lại kế hoạch này, giảm năng lượng tái tạo từ 50% xuống 20% tổng sản lượng điện.
Trong Hội thảo Mía đường Đông Nam Á (ASA) lần thứ 4 tại Việt Nam, ông Mipat Suttiwisedsak (Giám đốc hoạt động của KTIS Bioethanol), đại diện Thái Lan đã chia sẻ về triển vọng của Ethanol:
“Ethanol của Mỹ (từ bắp) có từ năm 1970, và phát triển rất mạnh cùng với các sản phẩm sinh học. Ethanol Mỹ muốn vào Nhật phải đáp ứng bảng đánh giá (áp dụng từ 2018). Nhật được xem là thị trường mới của Mỹ. Hiện các nhà sản xuất Mỹ cũng đang cải tạo lại cơ sở sản xuất để đẩy mạnh sản lượng Ethanol phục vụ xuất khẩu.
Tại Trung Quốc, dịch bệnh làm khoai mì tăng giá, khiến sản lượng ethanol từ khoai mì trong khu vực tăng giá. Nó từng bùng phát ở Việt Nam, đã bắt đầu xuất hiện ở Thái Lan. Các chính phủ hiện nay đều muốn đưa nhiên liệu tự nhiên vào năng lượng thay thế, bao gồm điện (mặt trời, gió, sinh khối…) và Ethanol.
Thái Lan hiện có nhiều mẫu xe sử dụng xăng E20, xăng B5. Chính phủ Thái Lan vẫn đang tăng sản lượng và đẩy mạnh xuất khẩu qua Philippines, nhưng chưa cạnh tranh được về ethanol tinh lọc. Khuyến khích người dân trong nước sử dụng nhiên liệu sinh học, chính phủ Thái muốn đẩy mạnh tiêu thụ được các loại xăng không gây ô nhiễm môi trường.
Ethanol là một cánh cửa mới mở ra đầy triển vọng cho ngành mía đường. Mô hình quy trình sinh học diễn ra như sau: Khi đưa mía vào nhà máy đường, ép nước, trải qua quy trình hóa khí, hóa hơi, bộ chuyển hóa năng lượng sẽ tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao hơn như nhựa sinh học, ethanol giúp bảo vệ môi trường, giảm cacbon thải ra môi trường.
Nhiên liệu E100, E85, E10 đang được hoàn thiện để phục vụ nhu cầu tiêu dùng tốt hơn. Thuế đánh trên xăng cũng giúp tạo cơ hội cho nhiều thị trường các quốc gia”.
Nền kinh tế sinh học đang cố gắng giải quyết những vấn đề của nhiên liệu hóa thạch, đó cũng là lợi thế của Việt Nam, một nước có thế mạnh về nông nghiệp. Nhiều loại sản phẩm nông nghiệp như gạo, bắp, mía đường… mang lại giá trị sinh học cao. Cuộc cách mạng 4.0 đang mở ra cơ hội mới để Việt Nam bước vào kỷ nguyên năng lượng tái tạo, năng lượng sinh học. Đó cũng là cánh cửa mới cho ngành mía đường.
Hội thảo Mía đường Đông Nam Á (ASA) lần thứ 4 tại Việt Nam.
Bã mía làm được nhựa sinh học, bởi trong bã mía có chất Lignin - một chất chống oxy hóa được chiết xuất bằng công nghệ nano, có thể chiết xuất lignin để sản xuất kem chống nắng. Bã mía còn có chất Hemicellulose giúp sản xuất ra chế phẩm ngành dược. Còn chất Cellulose với quy trình hóa học/vật lý/sinh học sẽ tác động đến chất lượng của Cellulose. Cellulose có tính chất linh hoạt, nạp vào cơ thể không bị phản ứng, Bột Cellulose dùng tái sinh, sản xuất tinh thể, phân tách nano (làm tăng độ bền vật liệu…).
Nhà máy đồng phát điện, hướng mở mới cho ngành mía đường
Cũng tại hội nghị này, đại diện TTC Sugar cho biết: “Tại Việt Nam, đã có 200 MW từ đồng phát điện, giá khoảng ½ của Thái Lan. Các doanh nghiệp Việt Nam đang đề xuất chính phủ để tiếp tục nâng cao năng lực. Nếu các nhà máy đường đều đầu tư nhà máy đồng phát điện thì được khoảng 500 MW, một con số rất tiềm năng”.
Sản xuất điện sinh khối của Thái Lan cũng đang tăng lên. Các nhà máy đường ở Thái Lan đều có nhà máy đồng phát để sản xuất điện tiêu thụ trong nhà máy, nếu dư sẽ bán lên lưới điện. Ngành mía đường đặt mục tiêu các nhà máy đường ép được nhiều hơn, giảm rác thải phải đốt từ mía, thu được rác thải, phụ phẩm từ ruộng mía dùng cho nhà máy điện đồng phát, đó là mục tiêu dầy tham vọng nhằm vượt qua thách thức của ngành mía đường Thái Lan.
Mía không chỉ sản xuất đường mà còn dùng để sản xuất năng lượng sinh học, hỗ trợ công nghiệp đồng phát… Nhưng để người nông dân hiểu được tầm quan trọng đó cần có thời gian. Hiện Thái Lan phải nhập khẩu điện nhiều từ Campuchia (10%), Myanma… chủ yếu từ thủy điện, cần có các đường truyền tải điện để dẫn phát điện. Vì chi phí cao nên đây là thách thức cần sự hỗ trợ từ chính phủ.
Giá điện mua từ công ty nhà nước của Thái là 3 bath, mua từ công ty đường là 2,5 bath rồi bán lại 3 bath. Tuy nhiên, những nhà máy đường phân bố trên khắp các tỉnh thành, nhiều nơi xa không có đường truyền tải, trong khi nhà nước đang tập trung xây dựng đường truyền tải điện ở các vị trí chiến lược. Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính phủ và doanh nghiệp để tận dụng nguồn điện của các nhà máy đường ở những nơi hẻo lánh, xa xôi.
Myanmar sẽ là quốc gia tổ chức cho cuộc họp năm kế tiếp của ASA. Các đại biểu cũng đánh giá cao Úc, quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhất thế giới, có thể học hỏi về lĩnh vực mía đường cũng như những tiến bộ về công nghệ, khoa học… và quyết định để Úc tham gia với tư cách quan sát viên, vì quyền thành viên dành riêng cho các quốc gia xuất nhập khẩu trong khu vực.