Đập Falcon và nhà máy điện ở Mêhicô
Trong 20 năm qua, Mêhicô đã có những bước tiến dài trong việc giảm các rào cản thương mại và nhờ đó tạo điều kiện nhiều hơn cho đầu tư tư nhân. Theo Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), mặc dầu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đang tăng trưởng ở mức 4,8%/năm nhưng Mêhicô vẫn cần phải ban hành nhiều hơn nữa những chính sách cải cách để nâng mức tăng trưởng GDP theo đầu người, nâng cao mức sống và giảm nghèo với tốc độ nhanh hơn.
Khác với ngành công nghiệp dầu lửa, ngành điện Mêhicô chỉ mở cửa một phần cho đầu tư nước ngoài. Chính sách này bắt đầu vào những năm 1980 và tiếp tục được áp dụng dưới thời cựu Tổng thống Vicente Fox. Chính sách này vẫn được nhà lãnh đạo hiện tại Felipe Calderon áp dụng. Theo các quan chức của Uỷ ban Điện lực Liên bang (Commission Federal de Electricidad - CFE) thì Mêhicô sẽ cần thêm 27.000 MW trong thập kỷ tới để đáp ứng nhu cầu điện dự báo. Điều này sẽ đòi hỏi khoản đầu tư lên tới 50 tỷ USD.
Hiện nay, Mêhicô có công suất đặt gần 52.000 MW. Trong đó, 11.500 MW (23%) là thuộc sở hữu của các nhà cung cấp tư nhân. Trong một bài báo về Dow Jones, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Mêhicô, ông Jaime de la Rosa nói rằng nếu CFE - thuộc sở hữu nhà nước - được tự do hoá hơn sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân. Ông lưu ý rằng Công ty Khí tự nhiên SDG SA của Tây Ban Nha mới mua được 5 nhà máy điện đốt khí với tổng công suất là 2.233 MW. Nhưng ông de la Rosa mong muốn nguồn điện khu vực tư nhân sẽ tăng từ 23% hiện nay lên 40% tổng công suất của CFE.
Mặc dầu các cải cách kinh tế trước đây đã đơm hoa kết trái nhưng mức sống người dân Mêhicô vẫn còn kém xa so với các nước phát triển trên thế giới. Thu nhập theo đầu người bằng 1/4 so với Hoa Kỳ. Để thu hẹp khoảng cách đó, Mêhicô sẽ phải hành động nhiều hơn để tăng cường tự do thương mại và cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông và năng lượng của nước mình. Trong tình hình hiện nay, cạnh tranh vẫn còn bị hạn chế. Điều này đặc biệt đúng với ngành khí tự nhiên và ngành điện.
Theo OECD thì “Mặc dù GDP tài chính là tốt, Mêhicô phải giảm sự phụ thuộc nặng nề của ngân sách vào thu nhập từ dầu lửa. Hơn nữa, mức sống vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia (phát triển) khác, và tăng trưởng GDP hiện tại vẫn không đủ cao để đảm bảo hòa nhập nhanh chóng.”
Sự cân bằng hài hòa
Tổng cộng lại, Mêhicô có 12 thoả thuận tự do thương mại với trên 40 quốc gia - một nền tảng tốt, nhưng đất nước này vẫn còn nhiều thách thức: nâng cấp cơ sở hạ tầng, hiện đại hoá các hệ thống thuế và luật lao động, và cho phép đầu tư tư nhân vào lĩnh vực năng lượng. Về mặt đó, tổ chức này cho rằng mục đích tổng thể trong lĩnh vực điện năng là nhằm tăng cường khuyến khích đầu tư vào sản xuất và truyền tải điện để theo kịp với nhu cầu dự báo trong tương lai và để tạo ra nguồn cung cấp năng lượng tin cậy, với chi phí thấp hơn.
Phân bổ nguồn điện ở Mêhicô
Để làm được điều đó, tổ chức này cho rằng về mặt chức năng, sản xuất điện cần được tách riêng khỏi truyền tải điện. Theo một chế độ điều tiết như vậy, cơ quan vận hành hệ thống độc lập sẽ hướng dòng công suất trên các đường dây tải điện. Kết quả cuối cùng là doanh nghiệp quốc doanh có thể ưu tiên nguồn cung cấp của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Về cơ bản, các nhà cung cấp tư nhân có thể tự do đưa dòng điện của họ trên cơ sở hạ tầng đường dây, cuối cùng là tạo ra sự cạnh tranh, đem lại những dịch vụ tốt hơn và giá cả hợp lý hơn.
Tình hình rõ ràng là phải cải cách. Uỷ ban Điện lực Quốc gia (CFE) thuộc sở hữu nhà nước cần khoản đầu tư mỗi năm là 5 tỷ USD trong suốt thập kỷ tới, tất cả số tiền này là để đáp ứng mức tăng trưởng nhu cầu điện theo dự báo là 5%/năm. Chính phủ chẳng thể giúp được nhiều vì chính phủ đã có sẵn gánh nặng khoản nợ nước ngoài 76 tỷ USD. Một báo cáo do Standard & Poor's Rating Service xuất bản cho biết: “Khả năng mở cửa sản xuất điện cho các nhà đầu tư tư nhân trong khi vẫn duy trì các doanh nghiệp truyền tải và phân phối điện trong tay chính phủ có vẻ như là điều chắc chắn nhất.”
Tuy nhiên giải pháp này không dễ như ta tưởng. Trên khắp châu Mỹ La Tinh, mọi công dân đều nghi ngờ về tư nhân hoá. Vào những năm 1990, mọi hứa hẹn đều không thực hiện được. Kết quả là, trong nhiều trường hợp, chi phí năng lượng cao hơn, mặc dù có nhiều kế hoạch điều tiết không được thiết kế tốt hay chuyển sang tự do hoá quá nhanh.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhà nước làm ăn còn tồi tệ hơn. Các doanh nghiệp này làm việc theo kiểu quan liêu và kém hiệu quả. Mặc dầu quan tâm tới việc giữ giá điện thấp, các ngành công nghiệp quốc doanh đã hành động để ngăn chặn đầu tư tư nhân và do đó ngăn cản việc hiện đại hoá cơ sở hạ tầng của mình. Đơn giản là các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận, điều đó có nghĩa là giá điện phải phản ánh chi phí sản xuất thực. Nếu không, họ phải tiếp tục bao cấp cho ngành điện. Trong hầu hết trường hợp - như là ở Mêhicô - họ không thể tiếp tục làm như vậy nữa.
Mục tiêu là nâng cao mức sống mà không làm mất lòng người dân Mêhicô. Muốn vậy, quốc gia này cần có cơ sở hạ tầng trong sạch hơn và hiện đại để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai. Sự cân đối hài hòa trong ngành điện có thể là cho phép người nước ngoài sở hữu trong một số khu vực nhưng vẫn duy trì quyền kiểm soát của chính phủ tại các khu vực khác. Đó là một động thái cân bằng, cần phải được thực hiện từng bước. Tiến trình này bắt đầu từ những năm 1980 nhưng hiện nay cần phải được đưa lên tầm cao mới.