Nhóm các nhà nghiên cứu ở Australia vừa phát triển các tấm pin năng lượng Mặt Trời từ khoáng chất hiếm perovkit (CaTiO3 ), trang mạng EurekAlert đưa tin.
Hồi năm 2013, CaTiO3 - khoáng chất hiếm đã được Tạp chí Sience liệt vào danh sách 10 bước đột phá trong năm.
Theo kết quả đánh giá, hiệu quả của loại pin CaTiO3 là có thể nâng hiệu suất lên đến 18% - 24% so với các các loại pin được nghiên cứu trước đó và cấu tạo của nó mỏng hơn 200 lần so với silicon.
Anita Ho-Bailli thuộc nhóm nghiên cứu cho biết, để tạo pin CaTiO3, chúng tôi đã thiết kế nuôi tinh thể peropkit trong phòng thí nghiệm, sau đó hòa tan và quét nó thành một lớp trên thủy tinh chuyên dụng dẫn điện. Khi các thành phần khô đi thì trên kính hình thành một màng mỏng được kết tinh (nếu nung nóng).
Chuyên gia Anita Ho-Bailli cho rằng, hầu hết các tấm pin năng lượng Mặt Trời hiện nay được làm từ tinh thể silic tinh khiết, đòi hỏi phải nung trong lò cao và phải trải qua nhiều giai đoạn ở nhiệt độ trên 800˚C. Còn với pin CaTiO3 được thực hiện ở nhiệt độ rất thấp.
Theo: Nangluongvietnam Online