Trong cuộc thi Go Green in the city 2017 - Giải pháp xanh cho thành phố tại vòng chung kết quốc gia vừa diễn ra tại TP HCM, 2 sinh viên trường ĐH Duy Tân - Đà Nẵng là Nguyễn Công Tín (sinh viên năm thứ 5, khóa 18, Khoa Điện - điện tử), và Nguyễn Thị Thanh (sinh viên năm thứ 2, khóa 21, khoa Đào tạo quốc tế) đã xuất sắc vượt qua nhiều thísinh để giành giải nhất với sáng kiến “Hệ thống phát điện mini tận dụng sức nước từ hệ thống cấp nước trong hộ gia đình vàpin tạo điện từ nước tiểu”.
Với sự phát triển không ngừng vềmọi mặt, nhiều thành phố đang hướng dần đến việc triển khai, đưa vào sử dụng thực tế nhiều sáng kiến xanh, trong đó có Đà Nẵng. Để mỗi thành phố du lịch luôn thu hút được du khách thì việc cải tiến các dịch vụ du lịch từ những điều nhỏ nhất là vấn đềcần thiết phải làm. Xuất phát từ ý thức vun đắp cho thành phố ngày một tốt đẹp, nhóm bạn trẻ đã này ra ý tưởng độc đáo và táo bạo này. Nguyễn Công Tín cho biết: thông thường, với máy phát điện thì chỉ từ một mô tơ đặt trong ống nước khi nước chảy qua làm mô tơ quay sẽ tạo ra điện.
Còn đối với pin tạo điện từ nước tiểu thì thực chất là một hộp để chứa nước tiểu, có hai điện cực làm bằng hai loại kim loại khác nhau và có hai ống dẫn nước tiểu vào và ra. Tương tự như một pin điện hóa có thể sử dụng nước tiểu làm nguyên liệu chính tạo ra điện năng. Đặc biệt, có thể giữ điện lâu và liên tục vì với những nhà VSCC thì nhu cầu sử dụng là rất lớn nên sẽ không sợ hết điện. Về hình dáng, thiết bị rất nhỏ gọn nên có thể ứng dụng ở hầu hết các nhà VSCC ở bến xe, sân ga, siêu thị, giá thành chế tạo một thiết bị chưa đến 400 nghìn đồng.
Nguyễn Thị Thanh chia sẻ, cũng xuất phát từ thực tế, khi đi trên các tuyến đường du lịch ở TP Đà Nẵng có thể thấy rất nhiều nhà vệ sinh công cộng (VSCC) để phục vụ người dân, du khách. Tuy nhiên những nhà vệ sinh công cộng này lại có điểm hạn chế như không có điện chiếu sáng. Nếu vào ban ngày có ánh sáng mặt trời thì mọi việc trở nên dễ dàng, nhưng nếu vào ban đêm, vì dụ lại bị mất điện thì kể cả những nơi như WC cũng rất bất tiện. Đà Nẵng lại là thành phố phát triển nhờ du lịch hằng ngày đón hàng chục nghìn lượt khách, vậy làm thế nào để các NVSCC vẫn thực hiện được “chức năng” đồng thời lại gây ấn tượng tốt đối với du khách tham quan?
Khi hình thành ý tưởng sẽ chế tạo thiết bị tạo năng lượng điện từ nước tiểu, hằng ngày sau giờ học, Tín và Thanh đến các nhà VSCC để tiến hành nghiên cứu. Qua khảo sát nhận thấy bình quân mỗi nhà VSCC tại TP Đà Nẵng xả thải từ 8-9m3/tháng, đối với các nhà VSCC hộ gia đình từ 4 người thì 12m3/tháng, thậm chí có khi lên đến 15m3/tháng. Đấy chính là nguồn nguyên liệu, là cơ sở có thể tận dụng để biến thành sản phẩm có thể tạo điện năng từ sức nước. Sau 4 tháng mày mò, dự án Toilet mini Generator - Chế tạo hệ thống phát điện mini tận dụng sức nước từ hệ thống cấp nước trong hộ gia đình và Urine battery-pin tạo điện từ nước tiểu ra đời.
Theo: Báo Văn hóa