Chỉ trong vòng ba năm nhà máy nhiệt điện chạy than mới của Gansu Electric ở Quảng Châu đã hoàn thành.
Tuy nhiên cũng không có nước nào có nhu cầu về năng lượng lớn như Trung Quốc. Cho nên, dù đầu tư rất lớn nhưng trong tổng các nguồn năng lượng thì năng lượng tái tạo mới chỉ đạt 2 % còn nhiệt điện than vẫn chiếm 58%.
Cách đây 4 năm, phía đông bắc cửa ngõ thành phố Xilinhot còn là một bãi cỏ hoang rộng thênh thang. Sau đó, máy xây dựng san ủi bằng phẳng tất cả. Lán trại có mái mầu xanh dành cho cho công nhân tạm trú mọc lên đầu tiên. Và mọi việc diễn biến rất nhanh: hai trụ tháp hình tròn khổng lồ của nhà máy điện Huaneng Beifang Xilnhaote-3 mọc lên rất nhanh và ngày nay ngày ngày nhả khói trắng lên không trung.
Những ai quan sát các ảnh vệ tinh của LiveEO thì thấy trong những năm qua các nhà máy nhiệt điện than của Trung Quốc mọc lên như nấm, và không khỏi ái ngại khi so sánh với lời tuyên bố giữa tháng chín vừa qua của nước này tại Đại hội đồng LHQ là sẽ tăng cường đóng góp vào bảo vệ khí hậu thông qua các chiến lược và các biện pháp mới đầy tham vọng và muốn đến năm 2030 sẽ đạt đỉnh về phát thải CO2 đến năm 2060 sẽ trung hòa CO2.
Khác với Hoa Kỳ đã rút khỏi Thỏa thuận chung Paris về Biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc thì Trung Quốc vẫn đứng sau các cam kết của thỏa thuận Paris. Tuy vẫn là nước sản sinh CO2 lớn nhất thế giới nhưng Trung Quốc cũng đầu tư rất mạnh mẽ cho năng lượng tái tạo. Không nơi nào trên thế giới có công suất về điện mặt trời, điện gió và thủy điện lớn như ở Trung Quốc. Tuy nhiên cũng không có nước nào có nhu cầu về năng lượng lớn như Trung Quốc. Cho nên, dù đầu tư rất lớn nhưng trong tổng các nguồn năng lượng thì năng lượng tái tạo mới chỉ đạt 2 % còn nhiệt điện than vẫn chiếm 58%.
Riêng trong nửa đầu năm nay chính quyền Trung Quốc đã phê duyệt kế hoạch xây dựng các nhà máy nhiệt điện chạy than mới với công suất là 17 Gigawatt – nhiều hơn hai năm trước đó. Theo một nghiên cứu của Cơ quan Giám sát Năng lượng Toàn cầu (GEM) và Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA), các nhà máy nhiệt điện than với tổng sản lượng 250 gigawatt đang trong giai đoạn lập kế hoạch hoặc xây dựng. Trên 100 nhà máy điện mới sẽ được xây dựng. Với tốc độ xây dựng nhanh chóng của Trung Quốc không lâu nữa con số này sẽ trở thành hiện thực.
Trong những năm qua đã có hàng loạt nhà máy nhiệt điện cũ bị ngừng hoạt động và thay thế bằng những nhà máy có công nghệ hiệu quả hơn. Một số nhà máy nhiệt điện mới ra đời ở những vùng trước đây công nghiệp kém phát triển. Thí dụ, khu vực đặt nhà máy điện bốn tháp Wucaiwan Bei’er trước đây chỉ toàn đất cát khô cằn và có một trạm phát điện nhỏ thì nay đã có tới 5 nhà máy điện.
Tuy nhiên, theo nhà phân tích Lauri Myllyvirta tại CREA thì hiện tại Trung Quốc đang dư thừa công suất điện than. Nhiều nhà máy hiện chỉ chạy khoảng một nửa công suất. Bởi vì thời gian qua có sự bùng nổ trong xây dựng các nhà máy nhiệt điện. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2012, Trung Quốc đã tung ra một gói kích thích tăng trưởng lớn. Nhiều chính quyền các tỉnh sử dụng khoản tiền tỷ của chính phủ để xây dựng các nhà máy nhiệt điện và các cơ sở hạ tầng khác. Sau đó chính quyền trung ương tìm cách chặn “bong bóng than“ bằng cách cấp phép chặt chẽ hơn.
Trong khi đó, tình hình ở thế giới thì khác, một nghiên cứu mới đây của Tổ chức bảo vệ khí hậu Global Coal Plant Trackers cho thấy năm nay là năm đầu tiên số lượng các nhà máy điện than trên thế giới giảm. Trong nửa đầu năm, số các nhà máy nhiệt điện có tổng công suất là 18,3 Gigawatt đã đi vào hoạt động trong khi ngừng hoạt động vào khoảng 21 Gigawatt. Xu hướng giảm sút này chủ yếu diễn ra ở châu Âu: tại đây số nhà máy ngừng hoạt động có tổng công suất là 8,3 Gigawatt, sẽ còn giảm tiếp khoản 6 Gigawatt còn lại vào nửa cuối năm. Tại Đông Nam Á kế hoạch và số nhà máy điện than xây dựng mới cũng giảm rõ rệt – giảm tới 70% so với giá trị bình quân tính từ 2015. Trong khi đó Trung Quốc lại không ngừng tăng công suất nhiệt điện chạy than trong những năm qua.
Hiện nay các nhà quan sát cũng chưa biết các biện pháp cụ thể mà Trung quốc dự kiến sẽ áp dụng nhằm đạt các mục tiêu trong thỏa thuận Paris này. Tuy Trung Quốc tuyên bố như vậy nhưng về lý thuyết nước này còn có mười năm mới đạt đỉnh về lượng khí thải CO2. Giới quan sát đang chờ vào "một chiến lược và biện pháp đầy tham vọng" có thể thực hiện trong kế hoạch năm năm tới của Trung Quốc tới đây.