Ảnh minh họa
Theo kế hoạch, dự án sẽ được hoàn thành trong năm tới (2019) – Bloomberg cho biết. Đây thực sự là một vụ đầu tư hạ tầng khổng lồ, nhấn mạnh cam kết ưu tiên tài chính của Trung Quốc cho các chương trình năng lượng sạch, tái tạo. Ngoài ra, hệ thống lưu trữ năng lượng này cũng có thể được xem như một nhà máy điện ảo (virual power plant) – mặc dù chỉ sử dụng pin lưu trữ thay vì máy phát điện – lớn nhất tại Trung Quốc từ trước tới nay, với kinh phí xây dựng ước tính cho giai đoạn một có thể lên đến 1,2 tỷ NDT (gần 174 triệu USD).
Cũng theo báo cáo của Bloomberg, chỉ riêng tháng 9/2018, Trung Quốc đã sản xuất khoảng 706 Gigawatt điện từ gió và mặt trời; tuy nhiên nếu thiếu hạ tầng truyền tải thì sản lượng dù lớn đến đâu cũng sẽ vẫn lãng phí. Vì thế, nếu tuyên bố của chính quyền Trung Quốc là đúng, thì nhà máy điện ảo này sẽ có công suất khoảng 720 Mwh nhờ tích trữ lượng điện không được sử dụng trong vòng 4 tiếng – bằng 2/3 hệ thống “Megapack” của Tesla, vốn cũng là một nhà máy điện ảo có khả năng cung cấp gần 1.200 MWh điện cho bang California (Mỹ).
Thông qua trạm lưu trữ điện bằng pin khổng lồ này, chính phủ Trung Quốc kỳ vọng người dân của họ, chí ít là tại khu vực xung quanh tỉnh Cam Túc, có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và chuyển sang năng lượng sạch, tái tạo – xu hướng tất yếu của tương lai, ngay cả khi không có nhiều gió và ánh sáng Mặt trời.
Theo: KH&PT