Tin thế giới

Từ chuyển dịch năng lượng tái tạo tại Mỹ Latinh đến giải pháp tạo sự bùng nổ

Thứ năm, 4/7/2019 | 13:52 GMT+7
Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu, Mỹ La tinh là châu lục đi đầu trong chuyển đổi từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang dùng năng lượng tái tạo. 
 
Ở khu vực này, Costa Rica là quốc gia duy nhất có lưới điện tái tạo 100% và trong các cuộc đấu giá năng lượng gần đây, Chile và Mexico đang tạo ra những nguồn năng lượng mặt trời và gió rẻ nhất thế giới.
 
Theo các nhà phân tích, tài nguyên năng lượng tái tạo Mỹ Latin là yếu tố đáng kinh ngạc; tài nguyên này  giúp các nước trong khu vực xây dựng được một số nhà máy điện gió, điện mặt trời và địa nhiệt hiệu quả nhất  thế giới.  Do chính sách hỗ trợ của các chính phủ chậm phát triển, năng lượng tái tạo chỉ đến được với người tiêu dùng khi có khả năng cạnh tranh với nhiên liệu hóa thạch và công hệ sạch được triển khai rộng với sự gia tăng số lượng các nhà đầu tư quốc tế.
 
Sự giàu có về năng lượng tái tạo Mỹ Latinh và vai trò tài chính của Anh quốc
 
Từ lâu, Mỹ Latinh đã đi đầu trong ngành công nghiệp năng lượng. Vào đầu thế kỷ XX công ty dầu mỏ nước Anh đã kinh doanh lớn dựa trên tiềm năng hydrocarbon khổng lồ của Mexico và Venezuela. Và ngày nay, trong thế kỷ XXI, một lần nữa các nhà đầu tư quốc tế đang hướng đến khai thác năng lượng tái tạo.  Mới đây, tại Canning House, Giám đốc cấp cao tại ngân hàng phát triển của Mỹ Latinh ( CAF) Gonzalo de Castro đã tổ chức một hội nghị lớn về năng lượng tái tạo, để xem xét tiềm năng ứng dụng năng lượng sạch của khu vực này.
 
Ghi nhận tích cực đầu tiên của Castro là tiềm năng kinh tế . Trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu dường như ổn định hoặc suy giảm, kinh tế  Mỹ Latinh dự báo ​​sẽ tăng từ mức âm 0,6% (năm 2016) lên  2,8% trong năm 2019. Nền kinh tế  Mỹ La tinh được cải thiện nhờ cuộc cách mạng năng lượng sạch là kết quả kết hợp đầu tư giữa chính phủ với các công ty và nhà đầu tư quốc tế gia tăng vững chắc. Theo ước tính của CAF, tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh đang thúc đẩy tăng nhu cầu điện tới 79% trong giai đoạn 2017 đến 2030; nhân tố này đã góp phần vào kiềm chế lạm phát. Lạm phát toàn khu vực đã được kiểm soát, hiện đang đứng ở mức 4,1%,.
 
Những cơ hội hấp dẫn ngành tài chính hàng đầu của nước Anh đến từ năng lượng tái tạo. Tại  Hội nghị hợp tác với công ty luật của Eversheds Sutherland tại Canning House,nhằm tìm kiếm giải pháp để các công ty nước Anh có thể tiếp cận được với năng lượng tái tạo tại Mỹ Latinh,  Roger Gifford, cựu Thị trưởng thành phố Luân Đôn, hiện là Chủ tịch Sáng kiến ​​Tài chính xanh nước Anh, đã trình bày một nghiên cứu, phác thảo những vấn đề cần làm để Vương quốc Anh có thể trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu về tài chính xanh
 
Thế mạnh khai thác và việc cần làm từ góc nhìn nghiên cứu
 
Cho đến nay, ngành bảo hiểm cho rằng, nhiều tập đoàn và chính phủ vẫn chưa chuẩn bị ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, sự thiếu chuẩn bị này lại là một cơ hội đầu tư. Trên cơ sở chuyên sâu về khoa học khí hậu và môi trường, Vương quốc Anh có thể xây dựng được những dự án giúp nhà đầu tư quản lý được rủi ro tạo ra bởi sự nóng lên toàn cầu. Trong họat động này, dữ liệu lớn và kỹ thuật phân tích là những công cụ rất quan trọng. Cơ hội khác, đó là sự phát triển và quảng bá sản phẩm bảo hiểm chống chịu biến đổi khí hậu.Kết quả nghiên cứu trên 80 dịch vụ tài chính của hơn 150 chuyên gia về vấn đề này có thể giúp nước Anh điều hướng biến đổi khí hậu và Gifford sẽ điều hành công việc thông qua những đề xuất quan trọng.
 
Cơ hội phát triển năng lượng tái tạo chính là tài trợ cho việc triển khai những công nghệ mới.Trên toàn cầu, số tiền được đầu tư hàng năm vào năng lượng tái tạo đang tăng nhanh. Tuy nhiên, đó vẫn còn là một bức tranh hỗn hợp .Theo Gifford, kênh đầu tư để phát triển công nghệ sạch sáng tạo đang còn hạn chế, Chính phủ các nước cần thiết lập công cụ tăng tốc đầu tư xanh để tài trợ cho công nghệ ở giai đoạn đầu. Chính phủ cũng nên hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm xanh tư nhân để thúc đẩy phát triển công nghệ sạch. Ngoài ra, chính phủ cần tăng cường cơ hội cho các doanh nghiệp xanh thông qua chính sách mua sắm công thuận lợi.
 
Tầm quan trọng gia tăng của những vấn đề khí hậu cần được phản ánh trong môi trường pháp lý, Gifford cho rằng, các cơ quan quản lý phải đảm bảo nhiệm vụ ủy thác và làm rõ tầm quan trọng của các vấn đề quản trị xã hội và môi trường (ESG). Tuyên bố về các nguyên tắc đầu tư của một quỹ phải giải thích và chỉ ra được những thách thức cụ thể về xã hội, đạo đức và môi trường cần phải xem xét. Mặt khác, chính phủ phải đảm bảo rằng, các chuyên gia tư vấn đầu tư có đủ chuyên môn ESG. Chính phủ và các cơ quan chuyên môn phải giúp đào tạo nhóm các bên liên quan rộng hơn về biến đổi khí hậu.
 
Thế chấp xanh giải pháp cho sự bùng nổ
 
Để thực sự gia tăng giá trị cho sự bùng nổ năng lượng tái tạo ở Mỹ Latinh, giới phân tích cho rằng cần tạo ra những mô hình tài chính mới. Một trong những mô hình thiết thực đó là 'thế chấp xanh'. Thế chấp xanh, có tiềm năng tài trợ cho sự lan tỏa công nghệ sạch trên quy mô lớn. Ý tưởng cơ bản của mô hình là cung cấp tài chính thuận lợi cho việc xây dựng thân thiện với môi trường, từ đó tạo ra một công cụ thị trường để khuyến khích xây dựng xanh mạnh hơn.
 
Để khởi động thị trường thế chấp xanh, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh, Chính phủ các quốc gia cần  cung cấp các ưu đãi ngắn hạn cho ngân hàng và tổ chức tài chính để cung cấp những sản phẩm dạng này. Họ cũng chỉ ra,  các nhà cho vay của nước Anh nên bắt đầu tính đến các yếu tố môi trường cho tất cả các quyết định cho vay thế chấp. Điều quan trọng khác là xác định những tòa nhà thân thiện môi trường và chính phủ cần giới thiệu 'hộ chiếu' công trình xanh cho tài sản dân cư và thương mại. Mặt khác, cũng cần nghiên cứu để hiểu rõ hiệu quả của việc sử dụng biện pháp thuế nhằm khuyến khích tiết kiệm năng lượng cho tòa nhà hiện có ..
 
Thành công về thế chấp xanh đã tồn tại ở Mỹ với người cho vay là tổ chức Fannie Mae. Trong khi ở nước Anh, Barclays được coi là một trong những công ty tiên phong thế chấp xanh. Thế chấp xanh được phân loại theo bảng xếp hạng hiệu quả năng lượng A hoặc B. Người lựa chọn các tòa nhà thân thiện với môi trường hơn sẽ được giảm lãi suất thế chấp ít nhất là 0,1%. Điều này không quá ấn tượng, nhưng quan trọng là có thể vay nhiều hơn với với giá trị lên tới 90% so với mức thông thường chỉ có 75%.
 
Thị trường trái phiếu xanh, nơi các công ty phát hành trái phiếu và sử dụng vốn cho các dự án thân thiện với môi trường, đang bùng nổ. Chính phủ các nước có thể giúp tổ chức giữ vai trò lãnh đạo bằng cách phát hành trái phiếu xanh có chủ quyền và sử dụng tiền cho các dự án năng lượng tái tạo. Chính phủ cũng cần tiếp tục công việc ngoại giao xanh thông qua việc khuyến khích các chính phủ khác thực hiện nghiêm túc mục tiêu biến đổi khí hậu toàn cầu và giúp họ xây dựng năng lực. Việc làm này sẽ tạo ra nhiều thị trường dễ tiếp nhận hơn cho tài chính xanh.
Theo: Đời sống pháp luật