Ảnh minh họa.
Những nhà máy năng lượng tái tạo này sẽ đi vào hoạt động trong vòng 2 năm.
Các dự án mới sẽ được thiết kế giống như Dự án Mạng lưới nhỏ năng lượng tái tạo Sabang (Sabang Renewable Energy Microgrid – SREC) tại Cabayugan, Puerto Princesa, Palawan, Philippines. Dự án SREC vừa được nghiệm thu.
Dự án Sabang đã được xây dựng phương án vào năm 2013, khi Chính phủ Philippines đang tìm kiếm các giải pháp để vượt qua thách thức của tình trạng thiếu điện và hệ thống truyền tải điện kém. Do vị trí địa lý trải dài và phức tạp, Philippines phải đối đầu với vấn đề cơ bản là thiếu nguồn lực và quy mô kinh tế trong việc xây dựng các nhà máy điện. WEnergy Global dẫn đầu công tác thiết kế và phát triển dự án và hiện đang vận hành nhà máy Sabang cùng với các đối tác Philippines, Gigawatt Power Inc. và Vivant Energy Corporation.
Nhà máy điện Sabang hiện là nhà máy điện không hòa vào lưới điện lớn nhất ở ASEAN, kết hợp năng lượng mặt trời (1,4 MWp), điện chạy bằng dầu diesel (1,2 MW) và thiết bị có khả năng lưu trữ 2,4 MWh để cung cấp điện qua mạng lưới phân phối cục bộ (có tổng chiều dài 14 km) phục vụ cho 700 cư dân và cơ sở thương mại trên địa bàn. Trung bình, nhà máy điện này sẽ có 60% sản lượng điện được sản xuất bằng năng lượng mặt trời trong tổng công suất trong vài năm đầu hoạt động.
Ông Atem S. Ramsundersingh, Giám đốc điều hành (CEO) của WEnergy Global cho biết: “Các nguyên tắc cơ bản của WEnergy Global tập trung vào việc mang lại năng lượng tái tạo bền vững, giải pháp tiết kiệm chi phí nhất cho các cộng đồng, khu công nghiệp chưa kết nối với mạng lưới quốc gia hoặc đảo, thị trấn mới. Cách xử lý của chúng tôi là triển khai mô hình xây dựng, sở hữu và vận hành lưới điện thông minh quy mô nhỏ phục vụ cho công cuộc điện khí hóa ngoài mạng lưới, mà hầu hết các cơ quan đa phương đang bắt đầu làm theo sau gần 7 năm, kể từ chúng tôi hoàn thành công việc, trong khi các công ty đầu tư và các công ty điện lớn vẫn còn chưa tìm ra phương án thích hợp. Việc vận hành nhà máy Sabang hiện tại là kết quả của mục tiêu này và làm thế nào để mô hình này có thể được nhân rộng nhanh chóng đến các khu vực khác của Đông Nam Á”.
Có mặt tại lễ nghiệm thu Dự án SREC, ông Alfonso G. Cusi, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Philippines phát biểu: “Chúng tôi cần nhiều hệ thống năng lượng phi tập trung hơn, thông qua khu vực tư nhân để chấm dứt tình trạng thiếu điện và đáp ứng yêu cầu của Tổng thống nhằm cung cấp năng lượng cho tất cả các khu vực Barangay và hộ gia đình vào năm 2022. Bộ Năng lượng khuyến khích việc đầu tư các loại hình năng lượng lai, tái tạo ở khu vực ngoài lưới điện quốc gia ở nông thôn và khuyến khích các công ty giảm năng lượng dựa trên nhiên liệu và giảm trợ cấp cho nhiên liệu. Dự án SREC là một ví dụ về điều đó. Chúng tôi đang thay đổi các thông tư để giảm mức trợ cấp nhiên liệu”.
Theo: MOCNews