Ảnh minh họa.
Theo WoodMac, chi phí sản xuất điện qui dẫn (LCOE) sử dụng quang điện mặt trời ở Ấn Độ đã giảm xuống còn 38 USD mỗi megawatt giờ (MWh) trong năm nay, thấp hơn 14% so với năng lượng đốt than mà trước đây là nguồn phát điện rẻ nhất.
LCOE bao gồm chi phí tạo ra một MWh điện, vốn trả trước, chi phí phát triển, chi phí vốn cổ phần và nguồn vốn vay, phí vận hành và bảo trì.
“Ấn Độ là thị trường năng lượng lớn thứ hai ở châu Á – Thái Bình Dương với công suất lắp đặt 421 gigawatt (GW). Công suất năng lượng mặt trời theo dự báo sẽ đạt 38 GW trong năm nay”, Giám đốc nghiên cứu của WoodMac, Alex Whitworth cho biết.
“Nguồn năng lượng mặt trời chất lượng cao, quy mô thị trường và cạnh tranh đã đẩy chi phí năng lượng mặt trời xuống một phần hai mức bình thường ở nhiều nước thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương khác”- ông Alex Whitworth cho biết thêm.
Ấn Độ muốn có 175 GW công suất điện lắp đặt dựa trên năng lượng tái tạo vào năm 2022.
Theo tư vấn, Úc, nước đứng thứ hai về chi phí tái tạo thấp, sẽ chứng kiến ngành năng lượng mặt trời cạnh tranh về chi phí so với than vào năm tới.
“LCOE đã giảm 42% trong ba năm qua và sẽ đạt 48 USD/MWh vào năm 2020, đánh bại tất cả các đối thủ cạnh tranh về nhiên liệu hóa thạch”, WoodMac nhấn mạnh.
Theo: TN & MT