Mô hình mạng điện sử dụng pin mặt trời nối với lưới điện ở Australia
Trên thế giới, các khu nhà sản xuất pin mặt trời nếu thừa điện có thể bán cho ngành điện. Họ cũng có nhiều phương án bảo đảm điện cho hộ tiêu dùng, như kết hợp điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện, thủy điện, bảo đảm điều độ khoa học, ổn định. Cho dù thiếu nắng, thiếu gió, thiếu nguồn nước…
Đối với Việt Nam, công nghệ SIPV Madicub là thích hợp, nó thiết kế mạng điện có công suất từ 1kVA đến 10kVA được lập trình sẵn. Theo đó, mạng tự động chuyển sang sử dụng điện lưới quốc gia vào thời điểm thích hợp, như khi thời tiết xấu hoặc trời tối, lúc nguồn điện mặt trời không đủ.
Linh hồn của công nghệ SIPV chính là máy PV Madicub, nó là bộ hòa trộn điện mặt trời và điện lưới, ưu tiên khai thác điện mặt trời.
Trước đây, mỗi lần bị cắt điện, các khu nhà phải sử dụng máy nổ phát điện, rất ồn ào và tốn nhiên liệu. Khi pin mặt trời sản xuất bình thường, SIPV-Madicub tự cung cấp điện xoay chiều 220V, tần số 50hZ (không cần tới điện lưới quốc gia).
Mạng SIPV-Madicub giúp người sử dụng giảm chi phí dùng điện trong giờ cao điểm, chỉ dùng điện lưới giá rẻ giờ thấp điểm (22h00-4h00), góp phần tiết kiệm tài chính cho khu nhà và cho mạng điện quốc gia, không gây ô nhiễm môi trường.
Ban ngày, khi pin mặt trời sản ra điện mà không dùng hết, thì hệ thống cảm biến sẽ lệnh điều khiển nguồn điện mặt trời dư thừa nạp tồn trữ vào ác-quy hoặc tụ điện tích lại. Khi ắc-quy đầy, hệ điều khiển điện áp của ắc-quy tồn trữ sẽ nhận lệnh (thông qua hệ thống Battery full Control) đưa dòng điện xả đi cho nơi cần điện nhờ hệ thống UPS offline.
Khi đột ngột mất nguồn điện lưới, toàn bộ điện sản ra từ dàn pin mặt trời sẽ được nạp vào hệ tồn trữ. Mạng madicub dự phòng sẽ lập tức biến đổi điện mặt trời 24V thành nguồn 220 cung cấp cho hệ thống tải ưu tiên. Một số máy móc dùng hệ thống này được ưu tiên 24/24h nhờ có hệ thống Madicub dự phòng.
Toàn bộ hệ thống vận hành trên có cơ chế hoạt động gần như tự động hóa hoàn toàn. Hệ thống điện mặt trời nối lưới SIPV mở ra hướng sản xuất năng lượng sạch trong tương lai, giúp tiết kiệm 30-50% lượng tiêu thụ điện lưới quốc gia. Nó còn giải quyết tình trạng thiếu điện giờ cao điểm như hiện nay. Theo tính toán, điện mặt trời nối lưới SIPV giảm đến 30% chi phí đầu tư.
Phòng Điện mặt trời, Viện Vật lý TP Hồ Chí Minh đang kỳ vọng đầu tư dự án điện mặt trời siêu công suất, khoảng 250 MWp, bằng nửa công suất của Nhà máy thủy điện Trị An. Dự án sẽ nhắm tới phát triển điện mặt trời ở vùng nông thôn, khoảng 10.000 mái nhà điện mặt trời cùng 10.000 trụ đèn chiếu sáng công cộng sẽ sử dụng điện mặt trời.
Theo: Trang điện tử Chính phủ