Ảnh minh họa.
Tên thực tế, qua nhiều mùa mưa bão, thường có hai sự cố, nguyên nhân chính liên quan đến nguồn điện. Thứ nhất là cây ngã đổ vào đường dây, các công trình kiến trúc như bảng quảng cáo làm đứt đường dây điện, gây mất điện trên diện rộng. Sự cố thứ hai là rò rỉ dòng điện trong hộ gia đình do các thiết bị dân dụng được sử dụng trong nhà không đảm bảo an toàn, chẳng hạn như rò rỉ điện ra tường, mái tôn khi trời mưa làm dẫn điện gây ra tai nạn.
Để phòng ngừa tai nạn điện trong mùa mưa bão,hạnchế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra thì người dân cần lưu ý những điểm sau. Trước mùa mưa bão, cần kiểm tra, sửa chữa hư hỏng của hệ thống điện trong gia đình. Không lắp đặt thiết bị điện tại nơi có nguy cơ ngập nước hoặc ẩm ướt; trong nhà cần lắp đặt các thiết bị đóng, cắt chống dòng rò chất lượng cao. Đối với các thiết bị dân dụng cầm tay trong gia đình như máy sấy, bàn ủi, bình đun nước… rất dễ bị rò rỉ điện. Vì vậy, người dân cần thật lưu ý để đảm bảo an toàn trong việc sử dụng. Không cắm trực tiếp dây vào ổ điện, bởi rất dễ xảy ra tình trạng ngắn mạch, rò rỉ điện. Công tắc sử dụng điện cũng phải đặt xa tầm với trẻ em với độ cao là 1,4 m. Bên cạnh đó, các vật dụng thường phải tiếp xúc với nguồn nước như máy giặt, máy nước nóng…cần có tiếp đất tốt để khi rò rỉ điện xảy ra, dòng điện sẽ dẫn xuống đất, không gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Vào mùa mưa bão, người dân cần hạn chế đi lại dưới những đường dây điện, cột điện phòng trường hợp cây ngã đổ gây ra tai nạn. Tuyệt đối không được băng qua và không cho vật nuôi lại gần khu vực cây ngã đổ, nơi có dây điện bị đứt, rơi xuống đường. Còn khi phát hiện sự cố trong gia đình, lập tức cắt ngay nguồn điện và không sửa chữa điện khi không đảm bảo an toàn. Trong các tình huống này, tốt nhất là nên báo với điện lực địa phương qua số điện thoại được ghi trên các hóa đơn tiền điện hoặc gọi điện vào đường dây nóng 19001909 để nhân viên ngành điện đến kịp thời xử lý sự cố.
Khi gặp trường hợp người bị điện giật, điều quan trọng nhất là phải bình tĩnh, nhanh chóng để việc cứu người đạt kết quả tốt nhất. Trước hết, cần ngắt nguồn điện hoặc tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện bằng vật cách điện, sau đó đặt nạn nhân ở nơi khô ráo. Tiếp theo, cần kiểm tra tri giác, hơi thở, mạch đập của nạn nhân bằng cách nghe hơi thở hoặc đặt hai ngón tay vào động mạch chủ để kiểm tra xem mạch có còn hoạt động không. Nếu nạn nhân vẫn còn tri giác tốt, để nạn nhân nằm hít thở không khí và gọi xe cấp cứu. Trong trường hợp nạn nhân tri giác không tốt, lập tức tiến hành hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt, ép tim ngoài lồng ngực. Cần xác định vị trí của tim trước tiên, giữa vùng bụng và ngực có một vùng trũng, từ vùng trũng đưa ngón cái qua trái, đặt hai tay lên tim ép tim. Cần ép sâu khoảng 5cm, cứ 30 lần ép tim thì 2 lần thổi ngạt, cứ làm 5 lần như vậy thì kiểm tra tri giác 1 lần cho đến khi nạn nhân thở được, tri giác tốt thì gọi xe cấp cứu. Tuyệt đối không được đưa đi cấp cứu khi nạn nhân đã bị mất tri giác.