Luôn cắm điện đồ gia dụng có chế độ hẹn giờ
Lò vi sóng, lò nướng hay nồi cơm điện... các thiết bị gia dụng có sử dụng chế độ hẹn giờ, những thiết bị này khi đã cài đặt sẽ tự động dừng ngắt hoàn toàn điện và không có nguy hiểm. Suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm bởi ngay cả khi hết thời gian cài đặt thì máy cũng không ngắt điện hoàn toàn, mức tiêu hao điện vẫn khá lớn khi phải duy trì chế độ.
Sử dụng dây điện và đồ điện quá... rẻ tiền
Thứ quan trọng nhất để đảm bảo an toàn điện chính là chất lượng của dây điện. Có điều vì ham rẻ, nhiều người đã lựa chọn dây quá rẻ tiền, từ những nơi có chất lượng không đảm bảo.
Việc sử dụng một dây điện kém chất lượng có thể tăng nguy cơ rò điện, chập điện, gây đoản mạch nữa. Hậu quả nhẹ thì khiến các thiết bị điện khác cũng hỏng, nặng thì gây cháy nổ, thậm chí là thiệt hại về người.
Tương tự như vậy, các thiết bị điện kém chất lượng sẽ không đảm bảo an toàn, làm tăng nguy cơ tai nạn điện.
Bên cạnh đó, cũng cần nhớ rằng nếu không am hiểu về điện, đừng bao giờ tự nối dây. Hãy để việc này cho các kỹ sư điện thì hơn, vì nối dây sai hoặc không đảm bảo quy trình an toàn khi nối điện cũng có thể đem lại hậu quả tương tự như khi dùng dây điện "lởm"
Bọc dây điện sai cách
Nhiều người cho rằng chỉ cần bọc dây điện bằng băng dính cách điện là an toàn, nhưng rất tiếc, điều này chưa đủ.
Việc cuốn dây quá nặng có thể khiến lõi dây không thể thoát nhiệt, gây quá tải nhiệt và chập điện. Hơn nữa, các loại dây điện chất lượng tốt vốn có vỏ cao su cách điện rất tốt, nên việc cuốn thêm băng dính cách điện là hoàn toàn không cần thiết.
Tương tự như vậy, cũng cần đảm bảo không gian cho các thiết bị điện như máy tính, TV... giúp chúng thoát nhiệt nhanh, tránh quá tải điện.
Luôn cắm sạc máy tính
Nhiều người có thói quen sử dụng máy tính bàn hay laptop luôn cắm điện, cắm sạc ngay cả khi không sử dụng đến chúng. Việc cắm điện sạc liên tục như vậy đã khiến máy tính và laptop sẽ tiêu hao điện khá khủng, tính trung bình trong thời gian chờ, laptop vẫn ngốn đến 96W điện mỗi ngày.
So với ở chế độ chờ thì laptop cũng sẽ tiêu tốn khoảng 1,5 chi phí điện so với bình thường, vậy nên hãy rút phích cắm khỏi nguồn điện, chỉ cắm sạc khi máy thật sự hết pin.
Không ngắt điện tivi
Mặc dù đã thực hiện tắt tivi mà không sử dụng đến chúng suốt cả ngày, nhưng dù đã tắt nhưng không ngắt nguồn điện tivi thì tivi vẫn ngốn 24W mỗi ngày. Điều nữa là khi không ngắt nguồn điện của tivi, nhiều chi tiết bộ phận trong tivi vẫn phải hoạt động, gây hao mòn và khiến tivi nhanh hỏng hơn.
Luôn cắm bộ sạc điện thoại
Trong gia đình hiện nay, điện thoại di động là thứ không thể thiếu, gia đình nhiều người lớn thì các thiết bị di động càng nhiều. Đồng hành cùng với đó là những bộ sạc pin cho điện thoại không thể thiếu, tuy vậy với nhiều người sử dụng có thói quen luôn cắm bộ sạc mà không rút khỏi ổ điện ngay cả khi không sạc.
Theo thống kê về khả năng tiêu thụ điện của bộ sạc điện thoại thì chúng có thể ngốn tới 1,2W mỗi ngày khi cắm điện liên tục mà không phải sạc. Hơn nữa, bộ sạc cắm liên tục sẽ gây nóng nhanh, khi sử dụng vào sạc pin rất dễ ảnh hưởng gây nguy hại cháy nổ máy do quá nóng.
Tắt điều hòa bằng điều khiển
Thông thường, điều hòa là một thiết bị tiêu tốn khá nhiều điện năng, tuy nhiên nhiều người dùng vẫn chưa biết rằng thiết bị này vẫn “ngốn” một lượng điện đáng kể sau khi được tắt bằng điều khiển. Trung bình, nếu tắt bằng điều khiển, thiết bị điều hòa sẽ vẫn duy trì ở chế độ chờ và tiêu tốn một lượng điện năng đáng kể, tương đương một bóng đèn thắp sáng.
Lời khuyên của các chuyên gia là người dùng nên ngắt hẳn nguồn điện sau khi sử dụng. Điều này không chỉ mang ý tiết kiệm điện, mà còn giúp thiết bị duy trì độ bền và tuổi thọ hoạt động lâu hơn.
Tắt bộ phát wifi vào ban đêm
Với sự phát triển của công nghệ, bộ phát sóng wifi đang trở thành thiết bị không thể thiếu trong các gia đình. Chúng thường được bật 24/24, nhưng ít ai quan tâm đến rằng những thiết bị này đang “ngốn” khá nhiều năng lượng.
Một bộ phát sóng wifi tiêu tốn từ 2W-20W. Lấy công suất tiêu thụ trung bình là 6W, như vậy, nếu bật cả ngày trong 1 năm, thiết bị này sẽ tiêu thụ khoảng 368 kWh. Nhân với giá điện trung bình trong nước là 1.500 đồng/kWh, thì cần chi trả hơn 550 ngàn đồng tiền điện.
Link gốc