Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh dự đoán, đến năm 2050, Ấn Độ có thể sản xuất 470 tỷ watt năng lượng hạt nhân, hiện tại, 17 lò phản ứng hạt nhân tại Ấn Độ chỉ có thể sản xuất 3,8 tỷ năng lượng hạt nhân. Mục tiêu sản xuất năng lượng hạt nhân của Ấn Độ là bằng 5 lần công suất sản xuất năng lượng hạt nhân của Mỹ.
“Ngành công nghiệp hạt nhân của chúng ra cần phải mở rộng, ngành công nghiệp hạt nhân toàn cầu cũng đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển to lớn”, Thủ tướng Ấn Độ Singh đã phát biểu như vậy tại Hội nghị năng lượng hạt nhân diễn ra tại New Delhi. Theo thủ tướng, kế hoạch phát triển năng lượng hạt nhân của Ấn Độ sẽ giảm thiếu sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng quặng của quốc gia, đồng thời sẽ đóng vai trò to lớn trong vấn đề đối phó với biến đổi khí hậu.
Hôm qua, Ấn Độ còn tuyên bố, với thỏa thuận song phương Mỹ - Ấn về năng lượng hạt nhân mới, chính phủ Ấn Độ sẽ cho phép các công ty của Mỹ xây dựng các căn cứ hạt nhân tại Gujarat và Andhra Pradesh. Hiệp định này đã bị ngăn cản trong năm 2005, Quốc hội Mỹ đến năm ngoái mới phê chuẩn hiệp định này. Sau khi Ấn Độ đã tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên của mình vào năm 1974, Mỹ đã cấm bán công nghệ và nhiêu liệu hạt nhân cho Ấn Độ.
Tuy nhiên, chuyên gia Alan McDonald của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế vẫn tỏ ra nghi ngờ về mục tiêu của Ấn Độ. “Tốc độ tăng trưởng Ấn Độ trong 10 năm qua không phải là một điều mới mẻ gì, nhưng trong thời gian 40 năm tới muốn giữ được mức tăng trưởng như vậy là một thách thức”. Ông McDonald cho biết, mục tiêu phát triển điện hạt nhân của Ấn Độ liệu có thể thực hiện vẫn phải phụ thuộc vào các yếu tố sau: chi phí xây dựng lò phản ứng hạt nhân, giá năng lượng quặng và các biện pháp hành động của cộng đồng quốc tế trong việc hạn chế lượng phát thải các-bon.
Các nước phương Tây vẫn gây áp lực với Ấn Độ về vấn đề giảm lượng khí thải, nhưng phía Ấn Độ vẫn một mực cho rằng, Ấn Độ đầu tiên phải sản xuất đủ điện cho 1,1 tỷ người sử dụng. Tháng trước, Ấn Độ đã công bố kế hoạch phát triển năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới, và hứa sẽ tăng công suất điện năng lượng mặt trời từ 0 watt của hiện nay lên 20 tỷ watt vào năm 2020. Tháng này chính phủ Ấn Độ còn cho biết, chính phủ vạch mục tiêu giảm phát thải khí các bon cho Ấn Độ, đồng thời đồng ý cung cấp cho Liên Hiệp Quốc các số liệu giảm khí thải mới nhất.
T.H (Theo CE)
Theo: Vitifo