Tin thế giới

Chính sách Năng lượng mặt trời của Nhật Bản

Thứ năm, 16/6/2011 | 15:20 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Ota, một thị xã vùng ngoại vi điển hình ở Nhật Bản với những ngôi nhà nhỏ nhắn, xinh xắn, trông tựa như những chiếc hộp nép mình vào nhau cách thủ đô Tokyo đông đúc 80 phút đi tàu hỏa. Tuy nhiên Ota không giống bất kỳ thị xã nào khác trên trái đất bởi gần đó có khu dân cư mới xây với 553 căn nhà trên nóc lắp đặt các tấm pin mặt trời quay về hướng vầng thái dương.</p>
<p style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><br /> <img width="500" height="352" src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/6/Can nha dc cap dien MT o txa Ota-NBan.JPG" alt="" />&#160;<br /> <br /> </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Cơ quan chức năng ngành năng lượng và các nhà nghiên cứu Nhật Bản sử dụng khu dân cư khai thác năng lượng mặt trời này để thử nghiệm tác động của việc triển khai ở mức độ dày đặc công nghệ mặt trời đối với độ tin cậy của lưới điện.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Cũng nằm ở vùng ngoại vi Tokyo nhưng về phía khác là thị trấn Aeon Lake, một trung tâm thương mại trải rộng với 565 cửa hàng. Điểm độc đáo của thị trấn này là có trên 4.000 m2 pin mặt trời lắp cao bên trên các lối vào, mái nhà và trên các tòa tháp trang trí. Các tấm pin mặt trời này với tổng công suất là 487 kW, đã khiến Aeon Lake trở thành công trình lắp đặt lớn nhất các tấm pin mặt trời so với mọi công trình thương mại ở Nhật Bản.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Ota và Aeon Lake phản ánh nỗ lực của các nhà lập chính sách Nhật Bản ở cấp cao nhất nhằm khuyến khích chế tạo các tấm pin mặt trời tại Nhật Bản. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Ông Koichi Sakuta, Trưởng Ban Quan hệ Quốc tế của Viện Khoa học Công nghiệp và Công nghệ Tiên tiến Quốc gia (Nhật Bản) nói: “Nhật Bản đã từng đứng vị trí số 1 về sản xuất pin mặt trời. Chúng tôi mong muốn giành lại vị trí này.”</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Năng lượng mặt trời là điểm sáng tiềm năng trong nền kinh tế Nhật Bản đang gặp nhiều trắc trở. Ông Shoji Watanabe, Trưởng Ban Năng lượng mới và Năng lượng tái tạo thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản nói: “Kinh tế Nhật Bản hiện đang trong tình thế rất nghiêm trọng. Mà đây là lĩnh vực đang tăng trưởng.”</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong>Tăng trưởng đầy tham vọng </strong></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Năm 2009, chính phủ Nhật Bản đặt ra kế hoạch tới năm 2020 sẽ triển khai 28 GW nguồn điện mặt trời và tới năm 2030 sẽ là 53 GW. Con số này tương đương với cỡ một nửa công suất của 104 nhà máy điện hạt nhân hiện nay của Mỹ đang phát ra 100 GW điện năng.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Đại biểu của Hiệp hội Điện mặt trời Mỹ, trụ sở tại Washington, mới đây đã đi cùng nhóm các nhà lãnh đạo và quản lý các công ty điện lực và các chuyên gia ngành năng lượng sang Nhật Bản gặp các quan chức chính phủ, các nhà nghiên cứu và các đại biểu các công ty điện lực đang thực hiện đẩy mạnh ngành năng lượng mặt trời tại Nhật Bản. Những năm gần đây cũng đã có nhiều phái đoàn được cử sang Đức và Tây Ban Nha với nhiệm vụ tương tự. Theo bà Julia Hamm, Phó Chủ tịch Hiệp hội, thì mục tiêu là “được thấy tận mắt các ví dụ về tích hợp thành công điện mặt trời vào lưới điện.”</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Nhật Bản và Mỹ đều đang trong giai đoạn ban đầu triển khai năng lượng mặt trời. Trong năm 2009, ở Mỹ triển khai 433 MW điện mặt trời, nâng tổng công suất năng lượng mặt trời lên thành 1.640 MW. Theo số liệu của Hiệp hội Điện mặt trời thì trong năm 2009, ở Nhật Bản đã lắp đặt 479 MW, đưa tổng công suất lên thành 2.630 MW.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Cách đây 3 năm (2007), Nhật Bản bãi bỏ trợ cấp cho các tấm pin mặt trời. Phương pháp áp dụng hiện nay là khuyến khích các khách hàng và doanh nghiệp triển khai điện mặt trời. Thu hồi vốn bằng cách bán điện năng dư thừa cho lưới điện với biểu giá ưu đãi do các hộ tiêu thụ điện trong cả nước (Nhật Bản) trả.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Ý đồ của Nhật Bản là hỗ trợ ngành chế tạo thiết bị mặt trời trong nước. Vào thời điểm mà Trung Quốc đang trút vào thị trường toàn cầu các sản phẩm năng lượng mặt trời với giá cạnh tranh, Nhật Bản vẫn đảm bảo trên 90% tấm pin mặt trời lắp đặt trong nước được chế tạo tại Nhật Bản. Theo số liệu của Hiệp hội Điện năng mặt trời Nhật Bản thì trong năm 2009, Trung Quốc và Đài Loan sản xuất 49% sản lượng pin mặt trời trên toàn thế giới, trong khi đó Nhật Bản chỉ đạt 14%, và Bắc Mỹ là 6%.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Sharp là một trong số các hãng chuyển dịch sản xuất theo chủ trương đẩy mạnh ngành điện mặt trời ở Nhật Bản. Tại khu công trình mới bóng loáng và tự động hóa cao trông ra cảng Osaka, Sharp đã xây dựng mới nhà máy chế tạo pin mặt trời ngay cạnh nhà máy chế tạo màn hình tinh thể lỏng dùng cho máy vô tuyến. Theo thiết kế ban đầu, mỗi năm nhà máy sẽ sản xuất lượng tấm pin mặt trời màng mỏng đủ để phát 480 MW công suất. Sản lượng hằng năm theo kế hoạch sẽ tăng dần để đạt 1.000 MW công suất.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Vẫn còn một vấn đề chưa rõ ràng, đó là vai trò của các công ty điện lực trong việc đẩy mạnh ngành điện mặt trời Nhật Bản. Mặc dù dân số gần bằng một nửa của Mỹ nhưng ở Nhật Bản chỉ có 10 công ty điện lực lớn phục vụ cung cấp điện năng cho cả nước. Ở Mỹ có tới 239 công ty điện lực thuộc sở hữu của các nhà đầu tư và mấy nghìn hợp tác xã cung cấp điện thuộc sở hữu của các hộ tiêu thụ điện và công ty điện lực thuộc sở hữu công. Chỉ cần một số ít công ty điện lực Nhật Bản làm việc với nhau cũng có thể phối hợp chiến lược đẩy mạnh năng lượng mặt trời.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Tuy nhiên, báo cáo của Liên minh các Công ty Điện lực Nhật Bản lại nêu rằng theo các kế hoạch hiện nay thì tới năm 2020 họ sẽ chỉ xây dựng 140 MW pin mặt trời tại 30 địa điểm.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Ông Hiroshi Okamoto, quản lý nhóm chiến lược lưới điện thông minh của Công ty Điện lực Tokyo, cho rằng Nhật Bản vẫn chưa có chính sách rõ ràng để thúc đẩy điện mặt trời. Ông nói: “Các hệ thống mới trong tương lai sẽ phải xác định phương thức để các công ty điện lực có thể thu hồi chi phí triển khai pin mặt trời.”</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Trong khi đó, tại một số địa phương, việc triển khai năng lượng mặt trời đang gia tăng thông qua nhiều nỗ lực khác nhau.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Sekisui là công ty hàng đầu về cung cấp nhà xây lắp, có tám nhà máy ở Nhật Bản sản xuất mỗi năm 10.000 ngôi nhà. Theo lời một cán bộ lãnh đạo công ty thì 78% các ngôi nhà này khi xây lắp đều có các tấm pin mặt trời đặt trên nóc. Chi phí ngôi nhà tăng thêm 9% do bổ sung thiết bị mặt trời.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Nhật Bản nỗ lực tìm các phương cách cải tiến công nghệ mặt trời nhằm cắt giảm chi phí để công nghệ này trở nên cạnh tranh hơn. Nhật Bản đang tích cực chuẩn bị sẵn sàng cho ngày lưới điện của họ, vốn được đánh giá là mạnh và có độ tin cậy cao nhất thế giới, có thể gánh vác nhiệm vụ đón nhận điện mặt trời và các nguồn năng lượng tái tạo khác.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Tất nhiên đây là một nhiệm vụ phức tạp. Một cán bộ lãnh đạo công ty Sharp đã từng thú nhận sau khi ca ngợi năng lực ngày càng cao của công ty trong lĩnh vực điện mặt trời: “Chúng tôi không thể nói là biết được mọi sự, bởi vì còn biết bao điều bí ẩn.” <br /> </span></p> Theo: QLNĐ số 4/2011