Trung Quốc tiêu tốn năng lượng nhất thế giới
Thứ sáu, 10/6/2011 | 10:14 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Mỹ tuy nhiên vẫn là nước tiêu thụ dầu lớn nhất, chiếm 21% tổng tiêu thụ toàn cầu, gấp đôi lượng dùng của Trung Quốc.</p>
<br />
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Theo thống kê thường niên về năng lượng thế giới của tập đoàn dầu mỏ BP, Trung Quốc đã chính thức vượt Mỹ trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Báo cáo của BP cho thấy, năm ngoái, tiêu dùng năng lượng của Trung Quốc chiếm 20,3% tổng nhu cầu toàn cầu, vượt qua Mỹ với tỷ lệ 19%. Tổng lượng tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc tăng hơn 11,2% so với năm 2009. Tiêu thụ dầu toàn cầu tăng 5,6% – tốc độ tăng nhanh nhất kể từ năm 1973.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Trung Quốc đã củng cố vị trí là nước tiêu thụ than đá nhiều nhất, chiếm 48% tổng nhu cầu toàn cầu. Mỹ vẫn là nước tiêu thụ dầu lớn nhất, chiếm 21%, gấp đôi tiêu thụ dầu của Trung Quốc.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Lượng khí thải phát đi từ việc sử dụng năng lượng của Trung Quốc năm ngoái là 8,33 tỷ tấn, trong khi khí thải CO2 toàn cầu tăng 5,8% lên 33,16 tỷ tấn.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Tháng trước, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, khí thải CO2 toàn cầu đã ở mức cao kỷ lục trong năm 2010, chủ yếu do khí thải cácbon từ các nền kinh tế đang nổi.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Tiêu thụ than đá toàn cầu năm ngoái tăng 7,6% - nhanh nhất kể từ năm 2003 – nhờ kinh tế hồi phục từ khủng hoảng. Than đá hiện chiếm 29,6% trong tổng tiêu thụ năng lượng của toàn thế giới, tăng 25,6% so với cách đây 10 năm.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Tiêu thụ than đá ở Trung Quốc tăng 10,1% trong năm 2010, chiếm 48,2% trong tổng nhu cầu toàn cầu, tăng so với tỷ lệ 47% của năm 2009.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Sản lượng than toàn cầu tăng 6,3% trong năm ngoái, riêng Trung Quốc tăng 9% - chiếm 2/3 tổng tăng trưởng sản lượng toàn thế giới. Ở các nơi khác, sản lượng của Mỹ và châu Á tăng nhưng ở châu Âu lại giảm, là lý do khiến giá than ở châu Âu tăng trong năm ngoái, theo BP.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Về năng lượng sạch, sản lượng thủy điện và điện hạt nhân toàn cầu tăng với tốc độ mạnh nhất trong 6 năm qua. Sản lượng điện hạt nhân tăng 2% trong đó của các nước OECD chiếm 45% mức tăng. Sản lượng điện hạt nhân của Pháp tăng nhanh nhất thế giới ở 4,4%.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Sản lượng thủy điện tăng 5,3%, trong đó Trung Quốc chiếm 53% mức tăng nhờ các công suất mới và nhiều mưa.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Các nguồn năng lượng tái tạo toàn cầu cũng tăng trong năm ngoái. Sản lượng nhiên liệu sinh học tăng 13,8% lên 240.000 thùng/ngày. Mỹ và Braxin đứng đầu mức tăng, với lần lượt 17% và 11,5%.<br />
</span></p>
Theo: CaFeF