Các tuyến đường dây truyền tải điện chủ yếu đi qua vùng đồi núi cao, núi rừng hiểm trở, khu vực trồng cây công nghiệp nên mùa mưa cành nhánh phát triển nhanh, có nguy cơ ngã đổ vào đường dây. Mùa khô kéo dài hơn 6 tháng, mật độ bụi cao kết hợp sương muối khiến cho sứ cách điện nhiểm bẩn nhanh dẫn đến nguy cơ phóng điện.
Để làm tốt công tác vận hành, đảm bảo an toàn lưới điện truyền tải trên địa bàn, Truyền tải điện Gia Lai thực hiện nghiêm túc các phương án vận hành lưới điện vào mùa khô, mùa mưa bão, khẩn trương chặt tỉa cây cối trong và ngoài hành lang phát triển nhanh trong mùa mưa có nguy cơ vi phạm khoảng cách an toàn hoặc ngã đổ vào đường dây... Tăng cường nhân lực ứng trực, theo dõi sát sao diễn biến của thời tiết, kiểm tra đột xuất các điểm xung yếu để ứng phó xử lý kịp thời. Rà soát và đưa vào xử lý dứt điểm các khiếm khuyết, tồn tại trên lưới điện, tăng cường tuyên truyền bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, đảm bảo cho dòng điện thông suốt trong bất cứ hình thái thời tiết nào.
Lưới điện truyền tải trải dài trên nền hoa cà phê thơm ngát.
Bước chân người lính truyền tải không quản ngại mưa nắng.
Treo mình trong nắng gió Tây Nguyên bảo dưỡng đường dây.
Tăng cường kiểm tra thiết bị trạm biến áp 500kV Pleiku 2.
Soi phát nhiệt phòng ngừa sự cố tại trạm biến áp 500kV Pleiku.
Bảo dưỡng thiết bị trạm biến áp 500kV Pleiku 2.
Thiết bị trạm 500kV Pleiku thường xuyên được kiểm tra, chăm sóc.
Trong nắng, trong gió vẫn đảm bảo cho dòng điện thông suốt.
Phó Tổng giám đốc EVN Ngô Sơn Hải (thứ 2 bên phải) kiểm tra công tác chuẩn bị triển khai thực hiện “Trạm biến áp không người trực”.
Ngọc Hà/Icon.com.vn