Đầu tư 1 tỷ USD phát triển điện gió tại khu vực ĐBSCL
Thứ ba, 18/10/2011 | 09:46 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Trong tổng sơ đồ điện VII, tổng công suất các nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo sẽ ở mức 5,6% vào năm 2020 và 9,4% vào năm 2030.</p>
<p> </p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đồng ý Ngân hàng Phát triển Việt Nam ký Thư cam kết với Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ trong việc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ cung cấp hạn mức tín dụng trị giá 1 tỷ đô la Mỹ để đầu tư cho chương trình phát triển điện gió tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Được biết,với sức gió khá ổn định, một số tỉnh ven biển tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang...)được đánh giá có tiềm năng phát triển điện gió.</span></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Tính đến tháng 2/2011,tại Việt Nam có 21 dự án điện gióđược nghiên cứu triển khai. Các dự án này tập trung ở Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Định và Lâm Đồng - những tỉnh có tiềm năng điện gió với công suất thiết kế khoảng trên 2.000 MW.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 37/2010/QĐ - TTg về những cơ chế ưu tiên cho phát triển điện gió. Theo đó,các dự án điện gió sẽ được hưởng nhiều hỗ trợ phát triển như ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, phí, hạ tầng đất đai, hỗ trợ giá điện đối với dự án điện gió nối lưới.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Trong tổng sơ đồ điện VII, tổng công suất các nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo sẽ ở mức 5,6% vào năm 2020 và 9,4% vào năm 2030.<br />
</span></p>
Theo: Báo Điện tử Chính phủ