Từ thế kỷ 20 người ta đã sử dụng năng lượng hóa thạch, năng lượng hạt nhân, bước đầu sử dụng năng lượng tái tạo để phát điện, nhằm phục vụ sản xuất và cải thiện đời sống cho nhân loại. Ngày nay, trữ lượng than, dầu, khí đang ngày càng cạn kiệt. Mặt khác, khi dừng chúng để phát điện sẽ phát thải khí nhà kính vào khí quyển, trái đất ngày càng nóng lên, gây biến đổi khí hậu toàn cầu. Các tai họa như hạn hán, bão lụt xảy ra trên toàn thể giới ngày càng trầm trọng. Do đó, ngay từ đầu thế kỷ 21 tổ chức năng lượng gió châu Âu (EWEA) đề xuất ưu tiên phát triển điện gió trên thế giới trong giai đoạn đầu thế kỷ 21.
Kinh phí đầu tư cho 1 MW điện gió vào cuối thế kỷ 20 là 1 triệu USD. Theo tổ chức năng lượng gió châu Âu, dự kiến đầu tư cho các năm 2001-2006 khoảng 688.000 USD/MW; từ 2007-2011: 571.000 USD; từ 2011-2017: 496.000 USD; từ 2018-2020: 455.000 USD.
Hiện nay có khoảng 80 nước đã sử dụng điện năng từ gió cho mục đích thương mại, trong đó các quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này là Mỹ (sản lượng điện gió hiện nay là 25.170 MW, đã vượt qua Đức), Đức (23.903 MW), tiếp sau là Trung Quốc (hơn 12.200, MW) Ấn Độ (9.635 MW) ....Tổng sản lượng điện gió của các nước thuộc Châu Âu là 65.946 MW, chiếm 55% sản lượng thế giới. Rõ ràng, phát triển điện gió đang là một xu thế trong chiến lược phát trển nguồn năng lượng sạch toàn cầu.
Trần Phương