Tại Trung Quốc, việc sử dụng năng lượng được xem như một phong vũ biểu thị trường để đo các hoạt động kinh tế. Nó còn đáng tin cậy hơn so với những thước đo chỉ số kinh tế chính thức. Tiêu thụ năng lượng điện của quốc gia đông dân này sẽ thấp hơn 2% so với năm 2008. Đáng kể hơn, Nga sẽ chứng kiến mức sụt giảm gần 10%, trong khi đó các nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) sẽ giảm gần 5%. Ngược lại, tiêu dùng điện tại Ấn Độ được dự đoán sẽ tăng 1%.
¾ mức giảm tiêu thụ năng lượng điện toàn cầu rơi vào nhu cầu điện công nghiệp hơn là nhu cầu điện sinh hoạt, phản ánh mức giảm nhu cầu từ nền kinh tế sản xuất công nghiệp nặng của Trung Quốc.
“Điều này cho thấy mức độ sâu sắc của khủng hoảng hiện tại” - Ông Fatih Birol, nhà kinh tế học chủ chốt của IEA cho biết. “Nhu cầu về dầu đã giảm do khủng hoảng tài chính và những thay đổi đột ngột về giá dầu –nhưng tiêu thụ điện chưa bao giờ giảm.” – ông nói thêm.
Trong một báo cáo đưa ra hồi năm ngoái, trước khi khủng hoảng tài chính mở rộng phạm vi, IEA đã dự đoán rằng tiêu thụ điện sẽ tăng 32.5% từ 2006 đến 2015. Nhu cầu điện của thế giới tăng gần một quý từ 2000 tới 2006. Trong năm 2007 nhu cầu này tăng 4.7% và năm 2008, năm khủng hoảng cũng đã tăng nhẹ với 2.5%.
“Đó là một phong vũ biểu thị trường của hoạt động kinh tế. Nó theo chu kỳ và thường rất sớm” – Ông David Rosenberg, nhà kinh tế chủ chốt của Gluskin Sheff cho biết.
So với nhu cầu điện, nhu cầu dầu thế giới có độ nhạy cảm hơn đối với niềm tin tiêu dùng và đã có nhiều lần sụt giảm kể từ chiến tranh thế giới thứ II. Tháng này, IEA dự báo tiêu thụ năng lượng dầu trong năm 2009 sẽ thấp hơn 3% so với năm 2008 - mức hạ dự báo lần thứ 9 liên tiếp trong năm nay.
IEA cũng sẽ cảnh báo rằng mức giảm trong đầu tư vào sản xuất dầu có thể sẽ dẫn tới một sự hạn chế cung trong năm 2012. Cơ quan này cho biết đã có sự cắt giảm năng suất khoảng 2 triệu thùng/ngày và 4.2 triệu thùng/ngày khác bị trì hoãn sản xuất trong ít nhất 18 tháng.
Theo Diễn đàn DN