Đội OLYMPIC Toán Trường Đại học Điện lực: Phép thử hiệu quả chất lượng đào tạo
Thứ sáu, 29/7/2011 | 10:44 GMT+7
<p style="text-align: justify;">2 lần tham gia cuộc thi Olimpic Toán sinh viên các trường đại học toàn quốc, Đội tuyển Trường ĐH Điện lực đều giành được những kết quả hết sức khả quan. Đây cũng là một trong những “phép thử” hiệu quả chất lượng đào tạo của một trường đại học khi mới lần thứ 2 tham gia sân chơi trí tuệ này.</p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;">TS. Trịnh Tuân và 5 thành viên đội tuyển Olympic toán học ĐH Điện lực</span></span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><strong><span style="font-size: small;">“Chọn mặt gửi vàng”…</span></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Lần đầu tham gia cuộc thi Olympic Toán sinh viên các trường đại học toàn quốc, Trường ĐH Điện lực đoạt 2 giải Nhì và 2 giải Ba. Năm nay, cả 5 gương mặt được lựa chọn đi thi đều đoạt giải. Có được kết quả này hoàn toàn không phải là sự ngẫu nhiên mà là cả một quá trình tuyển chọn, rèn luyện công phu, bắt đầu từ vòng loại Olympic cấp Trường tổ chức vào tháng 11/2010. Trong 3 tháng tiếp theo, đội tuyển gồm 25 sinh viên xuất sắc vượt qua vòng sơ loại, được tiếp tục rèn luyện, bổ sung kiến thức và phải trải qua 3 vòng thi nữa để chọn ra 5 thí sinh ưu tú nhất, có tổng số điểm cao nhất là thành viên chính thức của Đội tuyển đi dự thi Olimpic Toán sinh viên các trường đại học trong cả nước năm 2011, được tổ chức tại Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
TS. Trịnh Tuân - người trực tiếp bồi dưỡng, huấn luyện Đội tuyển đã ví von, đó là quá trình chắt lọc những gì tinh túy nhất. Trong đội tuyển, Phạm Thành Nguyên - sinh viên năm thứ nhất khoa Điện hạt nhân, là một “điển hình” như vậy. Cậu sinh viên “chân ướt chân ráo” đến từ tỉnh Long An xa xôi, lúc đầu đã để lại ấn tượng không có gì nổi bật, nhưng dần dần Nguyên đã chinh phục thầy Tuân không chỉ bởi tố chất mà là thái độ cầu thị, chăm chỉ đọc sách, ham nghiên cứu, tìm hiểu và thường có những phát hiện đáng giá trong cách giải bài. Điều quan trọng hơn, như thầy Tuân nhận xét, trong Nguyên có “khát vọng chiến thắng mãnh liệt”. Nguyên vui vẻ kể bằng chất giọng Nam Bộ dễ thương: “Mới đầu, học khó quá, em cũng nản lắm, cứ tự hỏi sao mình không biết gì hết trơn! Nhưng nhờ sự chỉ bảo rất tận tình của thầy Tuân nên em ngày càng quyết tâm hơn”. Và Nguyên đã không phụ lòng tin của thầy và mọi người khi “rinh” về một giải Nhì.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Đều đặn 4 buổi mỗi tuần sau giờ học chính khóa, sáu thầy trò ngồi lại cùng nhau ôn luyện, giải đề. Không có giáo trình soạn sẵn, tất cả kiến thức đều dựa vào kinh nghiệm tích lũy nhiều năm của thầy Tuân và ý thức tự giác, làm việc nghiêm túc của học trò. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><strong><span style="font-size: small;">…Sẵn sàng tham dự một sân chơi rộng lớn</span></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Lễ Khai mạc cuộc thi Olympic Toán sinh viên toàn quốc 2011, được tổ chức vào tối 12/04 tại ĐH Quy Nhơn, quy tụ gần 700 sinh viên của hơn 70 trường đại học trong cả nước. Ngày thi chính diễn ra trong ngày 13/04. Trường ĐH Điện lực chỉ dự thi môn Giải tích. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
TS.Trịnh Tuân, với vai trò là thành viên của Hội đồng chấm thi, cho biết: “So với mọi năm, đề thi năm nay được đánh giá là khó hơn. Tôi là thành viên của nhóm chấm câu 5 môn Giải tích (câu khó nhất – PV), nên rất nhàn vì hầu hết sinh viên đều… nhận điểm 0”.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Sinh viên Đặng Quốc Dũng, người giành giải Nhì lần thứ hai cho đội ĐH Điện lực, luôn gây ấn tượng bởi gương mặt “trầm tư” và ít nói. Dũng chia sẻ: “Khi đọc đề, cảm xúc đầu tiên của em là “choáng” vì đề bài quá “hóc”, còn Phạm Thành Nguyên “thấy mình mất hết cảm giác”. Nhưng trải qua những giây phút căng thẳng, các thành viên Đội Olympic Toán ĐH Điện lực đã nỗ lực hết sức mình để mang về 2 giải Nhì và 3 giải Ba. Đối với một trường mới lần thứ 2 tham gia cuộc thi như ĐH Điện lực, đây quả là thành tích đáng tự hào!</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Với những gì 5 sinh viên của ĐH Điện lực đạt được, chúng ta càng tin tưởng vào chất lượng đào tạo của Trường trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. <br />
</span></p>
Theo: TCĐL số 6/2011