Biểu đồ mô tả cơ cấu năng lượng của Đức năm 2019.
Trong 10 năm qua, quá trình chuyển đổi năng lượng của Đức chủ yếu hỗ trợ cho các ngành công nghiệp sản xuất năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió. Trong kế hoạch năng lượng tầm nhìn tới năm 2050 được công bố vào tháng 9-2010, Chính phủ Đức đã đặt mục tiêu đưa tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 35% tổng mức tiêu thụ điện quốc gia vào năm 2020, tuy nhiên, năm 2018 đã đạt 38%.
Năm 2019, năng lượng tái tạo chiếm hơn 46% sản lượng điện kết nối vào mạng lưới điện chung ở Đức. IEA nhấn mạnh việc triển khai điện gió và điện mặt trời phải đi kèm với phát triển hệ thống truyền tải và phân phối điện, đặc biệt là giữa các trang trại sản xuất điện gió ở phía Bắc với các vùng tiêu thụ điện ở phía Nam, cũng như các giải pháp khác để tạo thuận lợi cho việc quản lý mạng lưới điện.
IEA cho biết, việc giảm dần năng lượng hạt nhân (đến năm 2022) và tăng xuất khẩu năng lượng tái tạo của Energiewendy đã giảm được phần nào lượng khí thải nhà kính. IEA cũng hoan nghênh kế hoạch loại bỏ dần các nhà máy nhiệt điện than của Đức từ nay đến năm 2038 (có thể sớm hơn vào năm 2035). Tuy nhiên, năm 2019, các nhà máy điện than vẫn sản xuất hơn 150 TWh, tương đương 29,2% điện năng đưa vào mạng lưới truyền tải.
Trong bối cảnh các nhà máy điện hạt nhân và nhiệt điện than dần đóng cửa, IEA kêu gọi Đức bảo đảm an ninh năng lượng (mặc dù mức độ nhập khẩu rất cao), đồng thời đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt (dựa vào khí GNL).
Đức đặt mục tiêu giảm ít nhất 40% khí thải nhà kính vào năm 2020; 55% vào năm 2030; 70% vào năm 2040 và dự kiến từ 80-95% vào năm 2050. Theo dữ liệu mới nhất của IEA, lượng khí thải nhà kính năm 2018 của Đức thấp hơn 31% so với năm 1990.
Theo dữ liệu mới nhất từ IEA, mặc dù năng lượng tái tạo phát triển mạnh nhưng nhiên liệu hóa thạch vẫn chiếm hơn 79% mức tiêu thụ năng lượng hằng năm ở Đức. Điện luôn là chủ đề đặc biệt của các cuộc tranh luận về năng lượng. Năm 2019, nhiệt điện than và điện gió là 2 nguồn cung cấp điện chính ở Đức. Trong 40 năm qua, nguồn cung cấp năng lượng của Đức đã chuyển từ than và dầu sang một hệ thống đa dạng hơn. Tuy nhiên, 2 loại năng lượng này vẫn chiếm 56,8% mức tiêu thụ năng lượng chính ở Đức vào năm 2018.
Đức đặt mục tiêu giảm ít nhất 40% khí thải nhà kính vào năm 2020; 55% vào năm 2030; 70% vào năm 2040 và dự kiến từ 80-95% vào năm 2050. Theo dữ liệu mới nhất của IEA, lượng khí thải nhà kính năm 2018 của Đức thấp hơn 31% so với năm 1990. Đức sẽ gặp khó khăn lớn trong việc đạt các mục tiêu trung hạn do các ngành năng lượng phát triển không đồng đều.
IEA đặc biệt kêu gọi Đức nỗ lực tập trung vào lĩnh vực truyền tải và năng lượng sưởi ấm. Tháng 10-2019, Chính phủ Đức đã trình bày chương trình hành động vì khí hậu năm 2030 bao gồm hệ thống đánh giá đo lường khí CO2 cho một số lĩnh vực, giảm thuế và có các ưu đãi khác để tiết kiệm năng lượng của các tòa nhà, trợ cấp cho xe điện và đầu tư công vào công trình giao thông công cộng...