Đường dây 500 kV Nhà Bè - Ô Môn: Kết nối lưới điện quốc gia với miền Tây Nam Bộ

Thứ ba, 13/4/2010 | 09:13 GMT+7

Ngày 13/4/2010 tại Trạm biến áp 500 kV Ô Môn – TP Cần Thơ, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT) đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu công trình Trạm biến áp 500 kV – 450 MVA và đường dây 500 kV Nhà Bè – Ô Môn. Sau khi rà soát toàn bộ các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của công trình, Hội đồng nghiệm thu NPT đã quyết định đóng điện công trình vào ngày 14/4/2010 để kịp thời đưa công trình vào vận hành để tham gia điều hòa công suất trên toàn quốc nói chung và khu vực Tây Nam bộ nói riêng. Công trình được đưa vào thời điểm này sẽ giải quyết được tình trạng thiếu điện trong mùa khô năm nay.

 

 Khẩn trương hoàn thành các giai đoạn cuối trước khi đóng điện Trạm biến áp 500kV Ô Môn.

Trong những năm gần đây, mức tăng trưởng kinh tế hằng năm ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phát triển với tốc độ khá cao. Trung bình từ 12% đến 17%. ĐBSCL sẽ phấn đấu trở thành cùng sản xuất lương thực, thực phẩm, thuỷ sản, hàng hóa lớn của cả nước; đẩy mạnh khai thác dầu khí ở thềm lục địa Tây nam và phát triển công nghiệp khí- điện-đạm. Theo dự báo nhu cầu phụ tải của 13 tỉnh thành ĐBSCL năm 2010 sẽ là 1944 MW và năm 2015 sẽ là 3104 MW. Trong khi đó các phụ tải chủ yếu nhận điện từ các đường dây 220 kV hiện hữu như Phú Lâm – Cai Lậy; Phú Mỹ - Cai Lậy; Cai Lậy – Vĩnh Long – Trà Nóc; Cai Lậy – Rạch Giá; Trà Nóc – Rạch Giá; Rạch Giá – Bạc Liêu... Bên cạnh đó, trong kế hoạch phát triển nguồn ở các tỉnh phía nam đã hình thành một loạt nhà máy nhiệt điện quan trọng, nhất là Trung tâm điện lực Phú Mỹ, với 6 nhà máy, tổng công suất 3.859 MW, trong đó có Nhà máy nhiệt điện Ô Môn (TP Cần Thơ) công suất 600 MW. Để đồng bộ với nguồn điện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội cho địa bàn kinh tế trọng điểm khu vực miền Nam, đặc biệt là miền Tây Nam bộ, xây dựng đường dây 500kV Nhà Bè - Ô Môn được đặt ra như một yêu cần thiết cho khu vực ĐBSCL nói riêng và hệ thống điện Việt Nam nói chung. Đường dây 500kV Nhà Bè - Ô Môn và trạm được Tống công ty Truyền tải điện Quốc gia đầu tư trên 1.537 tỷ đồng và giao cho Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Nam quản lý (Ban AMN) quản lý dự án.  Công trình đi qua địa bàn 6 tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Long An, Tiềng Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp.

Công nhân Truyền tải điện miền Tây – PTC4  kiểm tra đường dây 500kV Nhà Bè - Ô Môn
Do đặc điểm địa lý nên đường dây phải đi qua khu vực bị chia cắt nhiều sông rạch, trong đó có 2 sông lớn là sông Tiền và sông Hậu. Ở đây, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, trùng với thời kỳ gió mùa Đông Bắc. Tổng lượng mưa các tháng này chiếm khoảng 90-95% lượng mưa cả năm, những cơn lũ thường kéo dài từ 15 đến 30 ngày, trên và làm ngập các vị trí thi công tới 1m. Phương tiện qua lại vào mùa này chủ yếu là thuyền nhỏ của đồng bào địa phương vì vậy, công tác giải phóng mặt bằng đã được Ban AMN  tính toán kỹ lưỡng và đôn đốc ráo riết các nhà thầu khẩn trương thi công công trình khi điều kiện thời tiết thuận lợi. Một trong những khó khăn khi triển khai công trình đó là công tác giải phóng mặt bằng, Mặc dù, từ khi lập báo cáo nghiên cứu khả thi, Công ty CP Tư vấn xây dựng Điện 2 chọn tuyến đã tránh các khu dân cư, giảm thiểu tối đa nhà cửa nằm trong hành lang tuyến nhưng do tuyến dài nên Ban AMN đã đền bù di chuyển ra khỏi hành lang tuyến 606 căn nhà nằm rải rác trên địa bàn các tỉnh thánh. 

Theo ông Nguyễn Tiến Hải – Trưởng Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Nam, tiến độ xây dựng công trình đường dây 500kV Nhà Bè-Ô Môn giai đọan 1 đã hòan thành đoạn Ô Môn – Cai Lậy dài gần 80 km vào tháng 6.2008 đã hoàn thành và tạm thời vận hành cấp điện áp 220 kV. Giai đọan 2 là đường dây 500 kV Nhà Bè - Cai Lậy có chiều dài 74,3 km đến Long an thì tư cột 2 mạch để để 1 mạch kết nối với Trạm biến áp 500kV Phúi Lâm trong tương lai và 1 mạch từ Long An đi Nhà Bè được thiết kế 1 mạch 500kV và 2 mạch 110 kV đi chung cột nhằm tiết kiện mặt bằng. Dự án này nhằm tạo sự liên kết cho lưới điện khu vực Tây Nam Bộ với hệ thống điện quốc gia và truyền tải điện năng của các nhà máy điện Ô Môn 2, 3 và Cà Mau. Lượng điện năng tải trên đường dây 500 kV Ô Môn - Nhà Bè giai đoạn 2005 - 2020 sẽ đạt khoảng 45,3 tỷ kWh, với công suất tải lớn nhất khoảng 800 MW.

Đối với công trình này, ngay từ những ngày đầu đã được đơn vị tiếp quản là Công ty Truyền tải điện 4 (PTC4) theo sát từng bước tổ chức nghiệm thu và chuẩn bị sản xuất và tiếp nhận quản lý vận  hành. PTC4 đã giao cho Truyền tải điện Miền Tây và Truyền tải điện Miền Đông 2 trực tiếp quản lý công trình này. Đường dây 500 kV Nhà Bè - Ô Môn sau khi hoàn thành  không chỉ đóng vài trò rất lớn trong việc cung cấp điện cho các tỉnh miền Tây Nam bộ mà còn truyền tải lượng công suất 1.500 MW từ Nhà máy điện Cà Mau và 660 MW của Nhà máy nhiệt điện Ô Môn vào lưới điện quốc gia nhằm bảo đảm cấp điện và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội cho miền Tây Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung./
 

 
 Các thông số chính của đường dây 500 kV Nhà Bè -Ô Môn:

+ Đoạn Cai Lậy – Ô Môn: quy mô 2x79,5 km, dự án đã hoàn thành tháng 6/2008 và vận hành tạm cấp điện áp 220 kV.

+ Đoạn Nhà Bè – Cai Lậy: quy mô 2x74,5 km, gồm 187 vị trí (đoạn Long An – Cai Lậy hai mạch, đoạn Long An – Nhà Bè và Long An – Phú Lâm một mạch).

Sau khi hoàn thành công trình, đường dây này không vận hành cấp điện áp 220 kV mà sẽ vận hành cấp điện áp 500 kV

 

Bài và ảnh: Nguyễn Quang Thắng