Tư vấn sử dụng điện

Giải pháp phòng chống cháy do điện

Thứ sáu, 22/1/2010 | 09:19 GMT+7
Theo thống kê của Phòng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, Công an Hà Nội, trong năm 2009 đã xảy ra gần 300 vụ cháy lớn, nhỏ. Đáng nói là, 158 vụ cháy là do điện (chiếm 53%) và các vụ cháy lớn thường xảy ra ở các cơ quan, doanh nghiệp.

Theo thống kê của Phòng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, Công an Hà Nội, trong năm 2009 đã xảy ra gần 300 vụ cháy lớn, nhỏ. Đáng nói là, 158 vụ cháy là do điện (chiếm 53%) và các vụ cháy lớn thường xảy ra ở các cơ quan, doanh nghiệp.

Lý giải về điều này, các chuyên gia cho rằng, hệ thống tải điện ở nhiều nơi đã không đáp ứng được nhu cầu, việc sử dụng hoặc thay thế các dây dẫn điện hư hỏng thiếu an toàn. Thêm nữa, khi hỏa hoạn xảy ra, hệ thống báo cháy không được kích hoạt nên không còn tác dụng báo cháy, làm tăng thiệt hại về tài sản. Riêng năm qua, các vụ cháy đã gây thiệt hại 150 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với năm trước.

Trước thực trạng đó, các nhà khoa học và chuyên gia về phòng cháy chữa cháy đã cùng nhau bàn thảo giải pháp làm thế nào để các dây cáp an toàn nơi công cộng. Hội thảo đã diễn ra với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp xây dựng lớn và sự cố vấn của Belden, hãng chuyên sản xuất dây cáp điện, trong đó có dây cáp chuyên dụng trong hệ thống báo cháy. Theo ông Dioxn Tan, Giám đốc kỹ thuật của Belden, khi có hỏa hoạn xảy ra, hệ thống báo cháy phải có nhiệm vụ truyền tín hiệu khi bắt khói và nhiệt độ tại nút báo cháy. Nhưng nếu dây cáp không đạt chuẩn và kém chất lượng thì nhiệt độ sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng truyền tín hiệu của cáp và hệ thống báo cháy không được kích hoạt. Các chuyên gia cũng lưu ý là trong những vụ hỏa hoạn, số lượng người tử vong do khí độc và ngạt vì khói nhiều hơn do cháy mà khí độc sinh ra từ vỏ bọc của dây cáp trong các công trình xây dựng. Vì vậy, các loại dây cáp, đặc biệt là dây cáp báo cháy phải có khả năng chống chọi với lửa trong một thời gian nhất định và khi cháy không sinh ra khí độc. Được biết, dây cáp của Belden được thiết kế có thể chịu lửa trong 2 giờ, có khả năng kiểm soát sự ngắt mạch, lại không sinh ra khói làm khuất tầm nhìn thoát hiểm của người gặp hỏa hoạn và không sinh ra khí độc nên được công nhận đạt tiêu chuẩn RoHs (hạn chế sử dụng các chất nguy hiểm đối với trang thiết bị điện, điện tử 2002/95/EC) của Liên minh châu Âu.

Theo: Hà Nội mới