Ảnh minh họa: Ngọc Hà/Icon.com.vn
Đồng thời nhận định, đánh giá đúng các khó khăn vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm như: Đường dây 500kV Vĩnh Tân - rẽ Sông Mây - Tân Uyên; Đường dây 500kV Sông Mây - Tân Uyên; trạm biến áp (TBA) 500kV Tân Uyên; Đường dây 500kV Long Phú - Ô Môn…,
Ban Giám đốc thành lập các Ban chỉ đạo để trực tiếp điều hành tiến độ bồi thường GPMB và đóng điện các công trình trọng điểm. Lãnh đạo Ban thường xuyên có mặt tại công trường kiểm tra đôn đốc, kiểm điểm tiến độ thi công, giải quyết kịp thời các khó khăn vương mắc trong công tác bồi thường GPMB; Kiểm tra các tư vấn trong suốt quá trình bồi thường GPMB để kịp thời nắm bắt và giải quyết ngay các khó khăn vướng mắc của nhà thầu và có biện pháp xử lý phù hợp.
Đặc biệt Lãnh đạo Ban trực tiếp gặp gỡ, trao đổi và làm việc Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh cũng như cấp ủy các cấp và chính quyền địa phương các sở, ban ngành chức năng, các Trung tâm phát triển quỹ đất và UBND các cấp để cùng phối hợp giải quyết các khó khăn vướng mắc trong bồi thường GPMB nhất là các vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách hỗ trợ. Đồng thời kịp thời báo cáo khó khăn vướng mắc với Lãnh đạo EVNNPT, lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), các bộ ngành Trung ương, UBND các tỉnh, các huyện để có biện pháp hỗ trợ giải quyết kịp thời trong công tác bồi thường GPMB.
Mặc dù vậy, để đẩy nhanh tiến độ bồi thường GPMB, SPMB cũng đề nghị Tổng Công ty báo cáo EVN, Bộ Công Thương, Chính phủ có văn bản chỉ đạo quyết liệt đối với các địa phương có công trình trọng điểm. Bên cạnh đó kiến nghị cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hiệu chỉnh để làm rõ các điều khoản trong Nghị định 14/NĐ-CP, Nghị định 47/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn cụ thể mức hỗ trợ trong hành lang đất liền kề, đồng thời đề nghị UBND các tỉnh thành sớm có hướng dẫn cụ thể. Hiện nay việc Phê duyệt Phương án đền bù tại các tỉnh đang bị ngưng trệ gây ảnh hưởng tiến độ công trình.
Cùng với đó, các cơ quan thông tấn báo chí đẩy mạnh tuyên truyền các thông tin về chính sách bồi thường giải toả, hiện tượng nhiễm điện, thông số kỹ thuật về đường dây, từ trường trong hành lang an toàn đường dây… để có cơ sở giải thích cho các hộ dân hiểu, thông cảm và đồng thuận nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bồi thường GPMB.
Các địa phương cũng phải có biện pháp quản lý chặt chẽ tình hình biến động về đất đai và thường xuyên cập nhật qui hoạch dự án trên địa bàn, xác định thống nhất quy hoạch giữa các ngành, các cấp thẩm quyền để đảm bảo các dự án ngành điện đầu tư trên địa bàn không chồng lấn với các dự án tại địa phương.
SPMB còn đề nghị bổ sung các biện pháp chế tài và hình thức xử phạt vi phạm hành chính vào các Thông tư, Nghị định có liên quan đến bồi thường GPMB đối với trường hợp các hộ dân hoặc tổ chức có đất và công trình nhà cửa, vật kiến trúc bị ảnh hưởng trong hành lang an toàn (không thu hồi đất), địa phương đã thực hiện các thủ tục bồi thường, hỗ trợ đầy đủ theo quy định chính sách của pháp luật nhưng cố tình không nhận tiền bồi thường, không cho thi công làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án.
SPMB cũng đề nghị EVNNPT báo cáo EVN, Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ cho phép áp dụng thu hồi đất ở (đối với các trường hợp có nhà cửa, vật kiến trúc) trong hành lang an toàn đối với cấp điện áp 500kV sau đó chuyển qua đất nông nghiệp để giao lại cho các hộ tiếp tục sản xuất hoặc cho phép UBND các tỉnh được áp dụng các chính sách tương tự thu hồi đất đối với các trường hợp giải tỏa cấp điện áp 500kV tại các vị trí móng trụ.
Theo SPMB, cần thống nhất ngay từ đầu chủ trương, chính sách và đơn giá bồi thường khi triển khai dự án lưới điện truyền tải, tránh bổ sung nhiều lần chính sách bồi thường (trừ trường hợp phát sinh ngoài dự kiến) khiến người dân thắc mắc và khiếu nại, khiếu kiện, kéo dài tiến độ thi công công trình. Đồng thời phân cấp cho UBND huyện phê duyệt Phương án bồi thường đối với công trình qua nhiều huyện trong một tỉnh. Có như vậy, công tác bồi thường GPMB các dự án truyền tải điện mới tháo gỡ được các khó khăn trên.