Tin thế giới

Google tham gia vào thị trường năng lượng tái tạo châu Á

Thứ ba, 19/2/2019 | 13:08 GMT+7
Dự án năng lượng Google đang thực hiện tại Đài Loan đánh dấu sự gia nhập của gã khổng lồ công nghệ vào thị trường năng lượng tái tạo châu Á, vốn đã vượt xa Mỹ sau từ lâu.
google lan dau buoc chan vao thi truong nang luong tai tao chau a
Công nhân Trung Quốc lắp ráp các tấm năng lượng mặt trời nổi trên nước.
 
Google đã tiết lộ kế hoạch xây dựng dự án năng lượng gió đầy tham vọng từ 8 năm trước tại Đại Tây Dương chạy từ New York đến Virginia.
 
“Cột sống dưới nước” khổng lồ này đã chậm tiến độ, nhưng Google đang tiếp tục hướng đến một dự án năng lượng tái tạo trên mặt nước đầu tiên với qui mô nhỏ hơn với các tấm pin mặt trời phía trên một loạt ao câu cá tại Đài Loan (Trung Quốc). Thỏa thuận này đánh dấu sự gia nhập của Google vào thị trường năng lượng tái tạo châu Á.
 
Ý tưởng xây dựng dự án năng lượng mặt trời trên mặt nước, được gọi là quang điện nổi hay quang điện, đang trở nên phổ biến.
 
Năm 2018, Trung Quốc đã xây dựng trang trại năng lượng mặt trời nổi lớn nhất thế giới trên mồ hồ nước mà trước đây từng là mỏ than, một trong nhiều địa điểm khai thác than bị ngập lụt sau đó được sử dụng cho các dự án năng lượng mặt trời.
 
Diễn đàn Kinh tế Thế giới báo cáo Trung Quốc dự kiến tăng thêm 40% tấm pin năng lượng mặt trời vào năm 2020.
 
Trong khi đó, Nhật Bản đang là quốc gia đứng đầu thế giới về lắp đặt quang điện nổi, với hơn 60 dự án đã được xây dựng kể từ dự án đầu tiên năm 2007.
 
Dự án ao cá của Google có thể hơi khác biệt so với những dự án năng lượng mặt trời nổi sử dụng các cấu trúc như pontoons để làm các tấm pin mặt trời nổi trên mặt nước.
 
Mặc dù việc các tấm pin mặt trời nổi trên ao cá là khả thi vì Google từng hoàn thành các dự án tương tự ở nước ngoài, nhóm phát triển dự án của Google vẫn chưa quyết định các tấm pin mặt trời sẽ nằm trên mặt nước như thế nào, theo phát ngôn viên của Google.
 
Nhóm phát triển dự án đang tập trung vào các cực của tấm pin mặt trời, một khái niệm được gọi là hệ thống “mái che”.
 
Mỹ là quê hương của một trong những dự án năng lượng mặt trời nổi đầu tiên từ trước đến nay, vào năm 2008, nước này vẫn bị tụt lại rất xa so với châu Á trong việc nắm bắt công nghệ trên.
 
Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cho thấy Mỹ đang quan tâm đến lĩnh vực này. Mặc dù phải đối mặt với nhiều rào cản pháp lí, thành phố Los Angeles đã phê duyệt sơ bộ cho một nhà máy điện mặt trời nổi có công suất 11,6 MW tại Hồ chứa Van Norman tháng 7/2018.
 
Một dự án năng lượng mặt trời nổi nhỏ hơn (252 kilowatt) dành cho đô thị địa phương đã được hoàn thành vào tháng 10/2018 trên một ao xử lí nước thải ở Kelseyville, California.
 
Theo Chris Bartle, Giám đốc phát triển kinh doanh của Ciel & Tierra, một công ty dự án năng lượng mặt trời nổi có trụ sở tại Petaluma, California (nơi chuyên sản xuất các hệ thống giá đỡ cho phép các tấm pin mặt trời nổi trên mặt nước), ngày càng có nhiều thành phố và chủ sở hữu đang quan tâm đến năng lượng mặt trời nổi.
 
Công ty Ciel & Tierra cũng chính là doanh nghiệp đã thực hiện dự án Kelseyville.
 
Ông Bartle cho biết các ao công nghiệp, nhà máy xử lí nước thải, ao nông nghiệp, nhà máy xử lí nước và hồ chứa nước thành phố cũng đều đang quan tâm đến khái niệm này.
 
Dự án tại Los Angeles, nếu được phê duyệt, sẽ trở thành dự án lớn nhất tại Mỹ và tạo thêm nhiềm tin cho thị trường năng lượng tái tạo.

Năng lượng mặt trời nổi vẫn còn thua xa các dự án trên đất liền, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB). Tuy nhiên, đường cong tăng trưởng của lĩnh vực này đang tăng tốc.
 
Công suất năng lượng mặt trời nổi được lắp đặt đã tăng từ 132 MW năm 2016 lên hơn 1 GW vào năm 2018. Trong khi các hệ thống quang điển trên mặt đất đã đạt 1 GW vào năm 2000, WB ước tính năng lượng mặt trời nổi có thể đạt 400 GW.
 
Phòng Thí nghiệm Năng lượng Tái tạo Quốc gia (NREL), một bộ phận của Bộ Năng lượng Mỹ, đã phát hiện trong một báo cáo hồi tháng 12/2018 rằng 10% nguồn cung năng lượng của Mỹ có thể được đáp ứng bằng cách lắp đặt các dự án năng lượng mặt trời nổi trên 24.000 hồ chứa nước nhân tạo của Mỹ.
 
Điện năng mà NREL ước tính được tạo ra từ các dự án năng lượng mặt trời nổi có thể tiết kiệm 2,1 triệu ha đất.
 
Bên cạnh đó, các chủ sở hữu đất địa phương sẽ nhận được thu nhập thỏa đáng từ việc cho thuê không gian phía trên các ao cá cho các dự án năng lượng mặt trời tại Đài Loan, theo ông Marsden Hanna, lãnh đạo cấp cao của bộ phận chiến lược và thị trường năng lượng toàn cầu tại Google Cloud cho hay.
 
Ông Hanna cũng cho biết việc xây dựng, vận hành và bảo trì dự án năng lượng mặt trời nổi sẽ tạo ra nhiều việc làm, tuy nhiên Google từ chối xác định số lượng công việc sẽ được tạo ra hay mức thu nhập bổ sung các chủ sở hữu đất sẽ được nhận.
 
Các nhà máy năng lượng mặt trời thường tạo ra nhiều công việc xây dựng ngắn hạn trong giai đoạn xây dựng hơn là các công việc lâu dài trong giai đoạn vận hành dự án điện.
 
Theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế, ngành năng lượng tái tạo đã tạo ra hơn 10 triệu việc làm, chỉ riêng ngành năng lượng mặt trời đã tạo ra được 3,4 triệu việc làm trong năm 2017.
 
Chi phí để tạo ra năng lượng mặt trời đã giảm đáng kể trong thập kỉ qua, từ vài trăm USD/MWh xuống mức thấp nhất là 25USD/MWh và chi phí dự kiện sẽ giảm xuống mức 14USD/MWh, theo một báo cáo gần đây của công ty tư vấn thị trường năng lượng Wood Mackenzie.
 
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông Mike Terrell, người đứng đầu bộ phận phát triển thị trường năng lượng tại Google, nói rằng các khoản đầu tư vào năng lượng tái tạo có ý nghĩa kinh doanh, đồng thời nhận định giá rẻ là một yếu tố chính.
 
Kể từ năm 2010, Google đã kí hơn 30 dự án năng lượng mặt trời và gió trên khắp châu Mỹ và châu Âu, biến công ty này trở thành doanh nghiệp mua năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới.
 
Dự án tại Đài Loan không phải là liên doanh năng lượng mặt trời đầu tiên Google xây dựng. Dự án 10 MW tại Đài Loan mà Google hợp tác với Diode Ventures, Taiyen Green Energy, J&V Engergy và New Green Power, sẽ hoàn thành vào năm 2020.
Theo: Vietnambiz