Ảnh minh họa.
Pin hoạt động dựa trên dung dịch điện phân không phải là một ý tưởng mới, nhưng cho đến nay nó vẫn chưa thực sự khả thi vì còn vướng nhiều cản trở như các cực bị ăn mòn nhanh hơn, tuổi thọ ngắn và hiệu suất điện năng không cao và nó cũng không thực sự đáng tin cậy dùng trên các thiết bị sạc không dây.
Mới đây, các nhà khoa học tại Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) đã có nhiều sáng chế cải tiến mới. Họ đã thay đổi cách làm ra thiết bị gọi là tụ điện nước (AHC). Đây là sự kết hợp giữa pin và tụ điện với điện cực lưu trữ điện năng như một điện tích tĩnh điện. Ngoài ra, thiết bị còn chứa một hỗn hợp nước mang ion ở khoảng giữa có thể mang dòng điện.
Các nhà nghiên cứu đã khắc phục sự thiếu hụt điện năng của các tụ điện nước nhờ sử dụng các polyme được tạo nên từ graphene thay vì các chất dẫn điện kim loại truyền thống trên cực dương, còn trên cực âm thì có sự phân tán của các hạt nano kim loại.
Mạng lưới sợi carbon nhỏ trên cực dương hiệu quả hơn rất nhiều trong việc chuyển electron vào dung dịch nước. Chúng cho phép pin lưu trữ điện năng gấp 100 lần so với các thiết bị trước nhưng vẫn duy trì được công suất cho hơn 100.000 điện tích. Các cực dương còn kết hợp với chất lỏng điện phân giúp năng lượng pin chuyển từ 0 đến 100 chỉ trong vòng 20 giây sạc.
Trước đó, nhiều nghiên cứu về công nghệ pin khiến thế giới phải kinh ngạc cũng đã được công bố. Đơn cử như pin nano bọc vàng, công nghệ pin Graphene Ball, công nghệ pin Magie dạng rắn,… đều cho thấy những kết quả ưu việt hơn hẳn so với loại pin lithium-ion đang được sử dụng phổ biến hiện nay về hiệu năng, độ an toàn và mức độ thân thiện với môi trường. Đặc biệt, tốc độ sạc cũng là một trong những điểm mà cả người dùng lẫn các nhà phát triển đều quan tâm.
Loại pin mới có tốc độ sạc “điện xẹt” kể trên hi vọng sẽ thay đổi được bộ mặt của ngành công nghiệp smartphone với pin an toàn hơn và sạc nhanh, nhiều hơn.
Theo: Tin tức 24h