Chuyển đổi số trong EVN

Hội thảo nhận thức chuyển đổi số và lộ trình dịch chuyển số

Thứ hai, 11/10/2021 | 17:09 GMT+7
Trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020), nêu rõ quan điểm "chuyển đổi số trước hết là chuyển đổi về nhận thức"; "nhận thức đóng vai trò quyết định và người dân là trung tâm của chuyển đổi số".
 

 
Không nằm ngoài quá trình chuyển đổi số quốc gia, Đảng ủy EVN đưa ra mục tiêu xây dựng EVN trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025, trong đó chuyển đổi số cơ bản hoàn thành trong năm 2022 và trong quá trình này, EVNICT được xác định là đơn vị nòng cốt. Với 92 nhiệm vụ EVN giao trong lộ trình chuyển đổi số của EVN trên các lĩnh vực, EVNICT đang nỗ lực thực hiện để hoàn thành mục tiêu EVN giao phó nhằm đưa EVN trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025: Hoạt động chưa được số hóa trở thành số hóa; Các hoạt động thủ công chuyển thành tự động; Áp dụng công nghệ mới thay thế công nghệ cũ lạc hậu; Tận dụng sức mạnh của công nghệ số; Nâng cao năng suất lao động... 
 
Chính vì vậy, việc cung cấp các kiến thức, thay đổi nhận thức cho CBCNV trong Công ty về chuyển đổi số được Ban lãnh đạo Công ty xác định là việc làm cấp thiết.
 
Ngày 07/10/2021, EVNICT đã tổ chức 01 ngày Hội thảo nhận thức chuyển đổi số và lộ trình dịch chuyển số do giảng viên của Công ty cổ phần đào tạo, triển khai dịch vụ công nghệ thông tin và viễn thông bách khoa Hà Nội (BKACAD) trao đổi. Toàn bộ CBCNV của EVNICT đã tham gia buổi Hội thảo qua hình thức trực tuyến.
 
Tại Hội thảo, các CBCNV của EVNICT đã được nghe trao đổi và chia sẻ các nội dung sau: 
 
Phần 1: Xu hướng chuyển đổi số trên thế giới và Việt Nam; Bối cảnh chuyển đổi số và tác động đến các doanh nghiệp tại Việt Nam do ông Nguyễn Trọng Đường - Vụ quản lý doanh nghiệp, Bộ thông tin và truyền thông trao đổitrình bày.
 
Phần 2: Chính sách khuyến khích phát triển của Chính phủ đối với doanh nghiệp; Chuyển đổi số và Trí tuệ nhân tạo (AI); Khả năng áp dụng chuyển đổi số trong các lĩnh vực của EVNICT; Cần chuẩn bị những gì cho chuyển đổi số của EVNICT do PGS.TS. Tạ Minh Thanh - chuyên gia cao cấp về chuyển đổi số trình bày.
 
Phần 3: Tổng quan, triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số của EVN; Lộ trình dịch chuyển số tại EVNICT do ông Phạm Ngọc Hiển - Phó GĐ EVNICT trình bày.
 

 
Đặc biệt, phần trình bày của ông Phạm Ngọc Hiển - Phó GĐ EVNICT đã nêu rõ mục tiêu chuyển đổi số trong EVN nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng dịch vụ, năng suất lao động và năng lực quản trị để đến năm 2025, EVN trở thành doanh nghiệp số.
 
Những nhiệm vụ EVN đã giao cho EVNICT triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số có thể kể đến trong lĩnh vực (1) Viễn thông và công nghệ thông tin: Xây dựng kiến trúc doanh nghiệp (EA), tái cấu trúc phần mềm dùng chung, nâng cấp RING, nâng cấp WAN, platform, cơ sở dữ liệu dùng chung, ESB/MDM, EVN's Cloud.
 
(2) Lĩnh vực quản trị nội bộ: Digital Office, BI, Smart EVN, nâng cấp EVNPortal, tối ưu 15 phân hệ ERP, Triển khai phần mềm hỗ trợ hoạt động kiểm toán nội bộ của EVN, tối ưu hệ thống FSS, hệ thống thanh toán điện tử.
 
(3) Lĩnh vực đầu tư xây dựng: Nâng cấp IMIS, xây dựng phần mềm quản lý thực hiện quy hoạch và kế hoạch, xây dựng module tính toán, phân tích hệ thống điện trung, dài hạn; Nâng cao năng lực quản lý và triển khai thực hiện chương trình chuyển đổi số lĩnh vực đầu tư xây dựng.
 
(4) Lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng: Nâng cấp CMIS; Nâng cấp Kho dữ liệu đo đếm; Nâng cấp EVNHES.
 
(5) Lĩnh vực kỹ thuật sản xuất: Nâng cấp PMIS, Xây dựng hệ thống giám sát đánh giá tình hình vận hành hệ thống VTDR và tình hình sử dụng các phần mềm dùng chung tại các đơn vị; Phần mềm quản lý kỹ thuật VTDR và hệ thống CNTT; Xây dựng, triển khai phần mềm quản lý an toàn; Xây dựng và triển khai hệ thống sửa chữa bảo dưỡng lưới điện theo phương pháp CBM.
 
(6) Lĩnh vực truyền thông: Đảm bảo hoạt động các hệ thống web EVN, màn hình hiển thị, Elearning; Thực hiện các nhiệm vụ phát sinh EVN giao; Triển khai kênh truyền thông qua trang thông tin điện tử của EVN và Smart EVN app moblie.
 
Lộ trình dịch chuyển số đối với EVNICT
 
Lãnh đạo EVNICT xác định, một số thách thức đối với EVNICT trong quá trình dịch chuyển số, đó là EVN/khách hàng yêu cầu tiến độ gấp; Ứng dụng cần đáp ứng nhanh và linh hoạt; Lực lượng lao động có xu hướng già hóa, bị cạnh tranh với các đơn vị ITcông nghệ thông tin khác; Công nghệ phát triển ứng dụng luôn thay đổi, cập nhật mới...
 
EVNICT cần có các năng lực mới: (1) Về dữ liệu: quản trị dữ liệu, phân tích dữ liệu, nền tảng dữ liệu; (2) Về khách hàng: quản trị trải nghiệm người dùng trên ứng dụng; (3) Về chiến lược, cơ cấu tổ chức: quản trị thay đổi, quản trị rủi ro; (4) Về công nghệ: Hạ tầng DWDM, IP và ứng dụng điện toán đám mây, Container, SOA, Microservice, Platform, Framework; (5) Về Vvận hành: mô hình phát triển vận hành Agille/Scrum, DevOps và mô hình quản lý hệ thống công nghệ thông tin như ITIL, ITSM; (6) Về Vvăn hóa, nhân sự: tích cực, tự giác, tự học, tự đào tạo.
 
3 tháng cuối năm 2021, EVNICT sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ về (1) nâng cấp CMIS 3.0; (2) Hoàn thành cổng thông tin tích hợp phục vụ quản trị nội bộ, tích hợp D-Office và HRMS trong tháng 12/2021- Smart EVN, (3) Tiếp tục triển khai và hiệu chỉnh D-Offie; (4) Nâng cấp IMIS 2.0; (5) Kiến trúc dữ liệu và cơ sở dữ liệu dùng chung; (6) (Triển khai PMIS trên môi trường Internet; (7) Tái cấu trúc phần mềm dùng chung; (8) Triển khai kiến trúc nền tảng ứng dụng (Platform); (9) Trình EVN báo cáo kết quả thẩm tra báo cáo nghiên cứu kỹ thuật EVN'sCloud; (10) Trình EVN báo cáo nghiên cứu kỹ thuật dự án công cụ tích hợp và tích hợp dữ liệu ESB/MDM.
 
Ngoài việc kiến nghị các giải pháp để EVN tạo điều kiện hỗ trợ thực hiện, EVNICT cũng đưa ra các giải pháp là: Ưu tiên nguồn lực tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm chuyển đổi số của EVN; Nghiên cứu, triển khai mô hình sản xuất mới nhằm xây dựng sản phẩm nhanh hơn, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng trải nghiệm người dùng tốt hơn; Nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ khách hàng: Triển khai service desk, SLA, tổ chức đội hỗ trợ tập trung...
 
Đồng thời, Công ty sẽ tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhân sự; Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nhân tài; Sắp xếp bố trí nhân sự phù hợp với năng lực; Lựa chọn các đối tác tốt để phối hợp triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số; Tập trung đảm bảo điểm tối ưu hóa chi phí của EVN; Tăng cường truyền thông thay đổi nhận thức của CBCNV về chuyển đổi số.
 
Người lao động EVNICT cần chủ động học hỏi kiến thức, công nghệ, kỹ thuật mới; Đổi mới tư duy làm việc, nâng cao năng suất, chất lượng công việc; Đề xuất, triển khai các ý tưởng chuyển đổi số để cải tiến quy trình, cách thức làm việc hiện tại; Hoàn thành đúng, có chất lượng các nhiệm vụ EVN giao về chuyển đổi số; Nhận thức chuyển đổi số là then chốt cho việc phát triển EVNICT và cá nhân.
 
Đến thời điểm tháng 10/2021, EVNICT đã và đang thực hiện 1 số nhiệm vụ về chuyển đổi số do EVN giao, hướng đến năm 2022, EVN chuyển đổi số thành công và năm 2025 cơ bản trở thành doanh nghiệp số. Việc cung cấp các kiến thức để thay đổi nhận thức, từ đó dẫn đến thay đổi hành vi, hành động của CBCNV Công ty được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh và mạnh quá trình chuyển đổi số trong Công ty nói riêng cũng như hoàn thành nhiệm vụ EVN giao nói chung.
 
VH