IBM giới thiệu Trung tâm Dữ liệu di động

Thứ năm, 30/6/2011 | 13:58 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Hiện nay, với qui mô ngày càng phát triển, các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ví dụ điện lực, xây dựng, dầu khí, giáo dục, chính phủ, viễn thông hay ngành dân dụng và thậm chí cả các công ty truyền thông đang có nhu cầu lớn về một hệ thống lưu trữ dữ liệu với hiệu năng làm việc cao, tiết kiệm chi phí và năng lượng. Đặc biệt, trong các trường hợp khẩn cấp ảnh hưởng tới hệ thống dữ liệu, các doanh nghiệp này đều nhận thấy sự cần thiết phải có một giải pháp khôi phục tức thì, đảm bảo hoạt động 24/7 cho mạng lưới các khách hàng và đối tác của mình.</p>
<p>&#160;</p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Chính vì vậy, vai trò của một trung tâm dữ liệu (TTDL) với khả năng tùy biến, mức độ an ninh và tính bền vững cao là không thể phủ nhận. Nhiều tổ chức đang đòi hỏi những năng lực xử lý dữ liệu tức thời, có thể xóa bỏ các rào cản về thời gian và không gian, đáp ứng được các vấn đề về năng lực và chi phí trong khoảng thời gian chỉ là vài tuần. Những yêu cầu và đòi hỏi khắt khe từ phía khách hàng cũng như khả năng cung cấp những tình huống sử dụng hiệu quả từ phía các nhà cung cấp đã khiến thị trường trung tâm dữ liệu “đóng gói” trong các công-ten-nơ không ngừng phát triển.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Trên thế giới, cụm từ “TTDL di động” đã phổ biến từ lâu và những tính năng ưu việt của nó không còn phải bàn cãi. Ngay cả trong ASEAN, các quốc gia như Singapore hay Malaysia, TTDL di động đã trở nên quá quen thuộc với nhiều tổ chức và doanh nghiệp có nhiều hạn chế về mặt diện tích hay kinh phí thuê địa ốc bị giới hạn. Ngoài ra, TTDL di động còn rất thích hợp cho những tổ chức và doanh đang có nhu cầu tính toán bổ sung tức thì tại các địa điểm ở xa hoặc các địa điểm mang tính chất tạm thời, ví dụ như các công ty xây dựng, các công ty dầu khí, hay các tổ chức hoạt động trong ngành giáo dục, chính phủ hay ngành dân dụng và thậm chí cả các công ty truyền thông. Đặc biệt, những tổ chức nào đã có kế hoạch chuẩn bị cho các giải pháp khôi phục sau thảm họa trong trường hợp khẩn cấp, cũng sẽ thấy rằng TTDL di động là một giải pháp thiết yếu. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Tại Hội thảo về Trung tâm dữ liệu di động năm 2010, Thứ trưởng thường trực Bộ TT&amp;TT, Lê Nam Thắng, đã phát biểu rằng: “Việc xây dựng các TTDL để lưu trữ, đảm bảo dự phòng và khai thác dữ liệu một cách hiệu quả là yếu tố bắt buộc phải chuẩn bị đối với các đơn vị cung cấp hoặc khai thác dịch vụ trên Internet. Đây cũng là lĩnh vực mà Bộ TT&amp;TT đang rất quan tâm quản lý…Thực tế qua theo dõi, đánh giá của Bộ TT&amp;TT, việc xây dựng các TTDL của các tổ chức, doanh nghiệp thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn. Hiện tại Việt Nam vẫn chưa hình thành được các TTDL đủ lớn và đạt yêu cầu theo đúng chuẩn quốc tế…” </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Ông Hàn Quốc Ân, Giám đốc phụ trách nhóm Dịch vụ Công nghệ Tích hợp, Bộ phận Dịch vụ Công nghệ Toàn cầu của IBM Việt Nam, nhấn mạnh: “TTDL di động có ưu điểm là triển khai nhanh chóng và được mô-đun hóa theo từng phần nên có thể dễ dàng vận chuyển từ nơi này đến nơi khác, đáp ứng được những mục tiêu kinh doanh đặc thù của từng doanh nghiệp.”&#160; </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Tuy nhiên, với Việt Nam hay Indonexia, hai thành viên của ASEAN, thì nhiều tổ chức và doanh nghiệp tại đây còn thiếu “tự tin” khi đề cập đến giải pháp này cho tổ chức và doanh nghiệp của mình trong các kế hoạch hay chiến lược cắt giảm chi phí kinh doanh trong thời điểm này. Vậy đâu là nguyên nhân?</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Theo nghiên cứu thị trường, đa số các tổ chức và doanh nghiệp tại Việt Nam còn thiếu nhiều kiến thức xung quanh khái niệm, lợi ích và cách quản lý một TTDL di động…..</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Cũng theo ông Hàn Quốc Ân, một trong số những đặc điểm nổi bật của một TTDL di động đạt chuẩn quốc tế là phải đáp ứng được 04 tiêu chí sau: </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> •&#160;&#160;&#160; Dễ dàng mở rộng, gia tăng khả năng xử lý dữ liệu hiện tại trong các môi trường cố định, từ xa hoặc tạm thời.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> •&#160;&#160;&#160; Cho phép triển khai nhanh giải pháp trung tâm dữ liệu hoàn chỉnh theo công thức chìa khóa trao tay ở mọi nơi trên thế giới.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> •&#160;&#160;&#160; Cho phép cải thiện hiệu suất, gia tăng năng lực điện toán với độ linh hoạt cao hơn và tiết kiệm chi phí.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> •&#160;&#160;&#160; Xử lý nhanh chóng các vấn đề liên quan đến nguồn, hệ thống làm mát hoặc diện tích của các trung tâm dữ liệu sẵn có.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Cũng trong vài năm trở lại đây, người ta đã nhận thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng hơn trong việc đầu tư vào TTDL di động, đơn cử như VNPT, DotVN, Vinetworks, GDS, CMC, ODS, Vinadata, FPT, Viettel…..Bên cạnh đó, thị trường nội địa cũng được sôi động hơn với sự gia nhập của các “đại gia” CNTT có tên tuổi trên thế giới như Cisco, Intel, IBM, EMC, APC, Juniper Networks…Đây có lẽ là những động thái tích cực và là nhân tố chính thúc đẩy sự phát triển và nhu cầu xây dựng một TTDL di động thực sự từ phía các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Ông&#160; Hàn Quốc Ân cũng cho biết thêm: IBM đã hợp tác với nhiều tổ chức và doanh nghiệp từ các lĩnh vực khác nhau trong việc xây dựng TTDL di động và tận dụng hiệu quả những ưu việt mà TTDL di động mang lại cho hoạt động đặc thù của họ. Trong đó phải kể tới dự án xây dựng TTDL di động có kiến trúc mô-đun container 20 foot cho một trường đại học của Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập hay những dự án xây dựng TTDL di động có kiến trúc mô-đun container 20 foot và 40 foot của một số công ty dầu khí tại Nauy, Angola, v.v. Tại thị trường Đông Nam Á, IBM cũng có một số dự án xây dựng TTDL di động có kiến trúc mô-đun cho các trường học và công ty kinh doanh trong lĩnh vực khai thác dầu mỏ và khí đốt. Chính bản thân IBM cũng xây một TTDL di động có kiến trúc mô-đun riêng phục vụ cho hoạt động của công ty tại Tây Ban Nha.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Trong tháng 7 này, Trung tâm Dữ liệu Di động có kiến trúc Mô-đun (Portable Modular Data Centre – PMDC) sẽ đến Việt Nam vào ngày 14/7 tại Thành phố Hồ Chí Minh và ngày 28/7 tại Hà Nội. Đây sẽ là một cơ hội thực sự mà IBM mang lại cho các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam được tận mắt quan sát, trải nghiệm và đánh giá những tính năng ưu việt mà một TTDL di động có thể phù hợp với nhu cầu và chiến lược phát triển kinh doanh của mình hay không. <br /> </span></p> IBM